ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Người dân nghẹn ngào trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7, hàng nghìn người đã lặng lẽ đến khu vực Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội) chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại các đầu phố gần cổng vào nhà tang lễ, dòng người nối dài vài trăm mét. Thời tiết buổi chiều nắng nóng nhưng ai nấy đều không cảm thấy mệt. Mọi người sẵn sàng chờ đợi nhiều giờ đồng hồ vào viếng.

26/07/2024 11:16

Cựu chiến binh 91 tuổi khóc nghẹn khi nhắc đến Tổng Bí thư

Ông Nguyễn Văn Vỵ, 91 tuổi, đi từ Lục Nam, Bắc Giang lên Hà Nội dẫn đoàn cựu chiến binh 3 chiến dịch vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng . Đoàn có 119 người, đến từ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Phần đông thành viên của đoàn từ 70 đến ngoài 90 tuổi.

Họ là những chiến sĩ của 3 chiến dịch lớn: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972 và Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

Ông Vỵ khóc nghẹn khi nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo xuất sắc của thời bình. Khi nghĩ đến hình ảnh Tổng Bí thư làm việc đến phút cuối cùng, nằm trên giường bệnh vẫn làm việc, tôi vô cùng xúc động, vô cùng nhớ thương. Chúng tôi là thế hệ đã đi qua nhiều cuộc chiến. Tôi mong rằng các lãnh đạo kế nhiệm sẽ học tập tấm gương đạo đức cách mạng của Tổng Bí thư, bảo vệ và phát huy thành quả của cách mạng”.

Người dân nghẹn ngào trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 1.

Các cựu chiến binh vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong khi đó, cựu chiến binh Lê Kinh Thông, 73 tuổi, trú tại phố Lý Nam Đế (Hà Nội) không khỏi bùi ngùi khi nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Tôi là sinh viên khóa 14 khoa Hóa trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi nghe tin bác Trọng mất, tôi vô cùng xúc động. Chúng tôi là những người lính nên luôn tôn trọng những người lãnh đạo có tầm, có tâm như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy, tôi quyết tâm phải đi tiễn bác Trọng lần cuối, có phải đợi bao lâu cũng đi”.

Là một người lính từng xông pha chiến trường, ông Thông cho biết, những người cựu chiến binh như ông chỉ mang một khát vọng lớn lao nhất là khát vọng hòa bình. Hiện nay, dù đất nước đã hòa bình, thống nhất, nhưng lại xảy ra tệ nạn tham nhũng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người rất quyết liệt trong công tác phòng, chống tham nhũng.

“Tôi kỳ vọng các thế hệ kế cận có thể tiếp bước Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng”, ông Thông chia sẻ.

Người dân nghẹn ngào trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 2.

Cầm trên tay tấm thẻ đảng viên vào viếng Tổng Bí thư, bà Hoàng Thị Mến (80 tuổi) tự hào cho biết bà đã có 60 năm tuổi Đảng từ tháng 5 vừa qua. Đi từ Nam Định lên bến xe Mỹ Đình, rồi đi xe ôm tới đây, có mặt từ 5 giờ sáng trước phố Trần Thánh Tông, mặc dù tuổi cao sức yếu, bà vẫn kiên nhẫn đợi chờ để được vào viếng.

Bà tâm sự, đã đến được nơi đây thì dù không được vào viếng thì bà cũng đã toại nguyện ước muốn và thể hiện được tình cảm với Tổng Bí thư.

Bà nghẹn ngào nói trong nước mắt: “Nghe tin bác Trọng từ trần, bà chỉ có khóc thôi, bởi vì bà thương bác. Với những quyết định của bác ký, những người có công với cách mạng luôn được nhớ tới. Dù bác không còn nữa, nhưng vẫn còn bao nhiêu cuốn sách bác viết ra dành cho toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt hướng tới thanh niên để thực hiện phát triển đất nước”.

Là một trong những người dân đến viếng, bà Ngô Thị Quý năm nay 75 tuổi, từng là y sĩ của Viện Pasteur Trung ương (nay là Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương). Bà đến từ sáng sớm nhưng chưa có cơ hội được vào thắp nén nhang. Mặc dù vừa có cơn mưa lớn, song bà Quý cùng nhiều người dân vẫn ở lại khu vực chờ, mong mỏi được kính viếng Tổng Bí thư.

“Cụ Trọng là người đảng viên đáng kính, chân chính nên người dân thương mến. Cụ để lại ấn tượng sâu sắc là người đấu tranh tham nhũng, tiêu cực mạnh mẽ”, bà Quý chia sẻ.

Luôn trong tâm trí lời dạy của Tổng Bí thư

Người dân nghẹn ngào trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 3.

Chị Cầm Cẩm Thơ (trái) nghẹn ngào khi nhắc đến Tổng Bí thư.

Chị Cầm Cẩm Thơ (đại diện nhóm đồng bào và sinh viên dân tộc Thái tại Hà Nội) khóc nghẹn khi cùng nhóm khoảng 20 người đứng ở ngoài cổng Yec-xanh chờ vào viếng Tổng Bí thư.

“Tôi rất đau buồn và xót thương. Nhiều câu nói, lời dạy của bác luôn luôn hiện trong tâm trí. Khi nghe tin bác mất, tôi rất sốc. Có lúc tôi ngồi một mình khóc vì thương xót, cảm thấy có điều gì đó đau như người thân trong gia đình mình mất. Khi về nhà, tôi gặp mẹ và khóc nói: ‘Bác Trọng mất rồi!’, mẹ tôi cũng khóc nói: ‘Thương bác quá, bác chưa được nghỉ ngơi ngày nào’, rồi hai mẹ con ôm nhau khóc. Mong muốn hôm nay chúng tôi chờ được vào viếng bác để tỏ lòng thành kính với một vị lãnh đạo, một người con ưu tú của đất nước”, chị Thơ chia sẻ.

Là một cán bộ công tác tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam, chị Thơ tâm sự, Tổng Bí thư mất đi không chỉ là nỗi đau của người con dân tộc Việt Nam mà còn là nỗi đau của bạn bè quốc tế.

“Khi thấy nhiều quan khách quốc tế sang đây viếng bác, tôi thấy sức lan tỏa của bác rất lớn. Ngay cả các em nhỏ cấp 2, 3 khi nghe tin bác mất cũng rất buồn, cũng thay đổi ảnh đại diện của mình trên trang mạng xã hội để tỏ lòng thành kính, biết ơn bác, mới thấy năng lượng của bác lan tỏa tới mọi người rất lớn.

Tôi tâm đắc với câu nói của bác và là kim chỉ nam cho chúng tôi là ‘Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất’, đó là động lực cho chúng tôi tiếp tục trên con đường bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình”.

Người dân nghẹn ngào trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 4.

Tài xế xe ôm công nghệ Trịnh Nghĩa Dũng (Gia Lâm, Hà Nội) sẵn sàng đưa đón miễn phí người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cũng trong chiều nay, ông Trịnh Nghĩa Dũng (Gia Lâm, Hà Nội) làm nghề tài xế xe ôm công nghệ đã tắt ứng dụng, sẵn sàng đưa đón miễn phí người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trước chiếc xe máy của mình, ông Dũng gắn tấm biển đen kèm dòng chữ màu trắng dễ nhìn: “Vô cùng thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Xe đưa đón miễn phí”. Ông vừa chở người đến đầu đường Trần Thánh Tông, một người dân lỉnh kỉnh túi đồ từ trên xe bước xuống gửi lời cảm ơn.

Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Dũng bày tỏ lòng cảm phục, biết ơn những việc làm vì nước, vì dân cho tới phút cuối cuộc đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông xúc động chia sẻ: “Cả cuộc đời Tổng Bí thư đã vì dân vì nước. Tổng Bí thư ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn của người dân khắp cả nước, kiều bào và bạn bè quốc tế. Trong ngày Quốc tang này, tôi cũng muốn góp chút sức nhỏ của mình để giúp đỡ những người xa xứ đến Thủ đô để thăm viếng bác, bởi công việc của tôi là chạy xe ôm công nghệ nên nắm rõ những cung đường chung quanh nhà tang lễ”.

“Chiều nay tôi tắt app, đưa đón miễn phí mọi người đến điểm viếng Tổng Bí thư. Tôi đi ngoài đường, ai hỏi chở đi viếng Tổng Bí thư tôi sẵn sàng chở miễn phí ngay. Vốn biết đường sá Hà Nội nên tôi đi nhanh và tiện. Đến chiều nay, tôi đã chở được hơn 20 người đi đến điểm viếng. Từ những việc nhỏ này, tôi mong rằng những hành động đẹp sẽ được nhân lên”, ông Dũng cười nói.

Người dân nghẹn ngào trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 5.

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được chia thành từng đợt nhằm tránh tình trạng chen lấn.

Có mặt tại đầu đường Trần Thánh Tông từ lúc 9 giờ sáng, cô Trần Thị Nguyệt (60 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, sáng nay cô đã dậy từ rất sớm để thu xếp việc gia đình, với mong muốn được vào Nhà tang lễ Quốc gia sớm nhất có thể để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong giây phút xúc động, cô chia sẻ, Tổng Bí thư là người rất yêu nước, thương dân, tận tụy, nhiệt huyết với công việc, người dân rất mến mộ và thương tiếc bác. “Nghe tin bác mất chúng tôi rất buồn, đến giờ vẫn chưa nguôi ngoai được”, cô Nguyệt nghẹn ngào.

Cô cho biết trên đường di chuyển đã mua theo gói xôi vừa đi vừa ăn để kịp vào xếp hàng , hy vọng là những người dân đầu tiên được vào viếng Tổng Bí thư. “Tôi vào để gặp bác lần cuối cùng, nếu không thì sẽ ân hận suốt cuộc đời”, cô Nguyệt nói.

Người dân nghẹn ngào trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 6.

Vượt gần 2.000km từ Hậu Giang ra Hà Nội để dành một phút mặc niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Thanh Nhàn không khỏi xúc động.

Ông cho biết, dù chưa từng gặp Tổng Bí thư, nhưng những việc làm của vị lãnh đạo vì nước, vì dân khiến ông rất mến mộ.

“Sự ra đi của người đứng đầu Đảng khiến ai cũng xót xa. Ông vừa có đức, có tài, có tâm khiến người dân chúng tôi rất biết ơn, bởi vậy đã quyết tâm đặt vé máy bay ra Hà Nội để tiễn đưa ông”, ông Nhàn nói.

Người dân nghẹn ngào trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 7.

Anh Lê Trường Sơn dẫn đầu Đoàn Cộng đồng người Việt ở Liên bang Nga tới tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dẫn đầu Đoàn Cộng đồng người Việt ở Liên Bang Nga tới tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, anh Lê Trường Sơn bày tỏ lòng tiếc thương với người đứng đầu Đảng. Anh nói: “Một con người kiệt xuất của đất nước đã ra đi. Tôi chỉ biết nói hai điều: Tiếc thương và kính trọng. Đây cũng chính là lời nhắc nhở cho lớp trẻ, phải noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiến lên trên con đường xây dựng đất nước”.

Khi nghe tin Tổng Bí thư qua đời, rất nhiều thành viên trong Đoàn đã từ Nga bay trở về Việt Nam ngay trong đêm để gửi lời vĩnh biệt cuối cùng tới nhà lãnh đạo có tâm, có tầm của đất nước. Sau lễ viếng này họ lại lập tức trở về Nga.

Người dân nghẹn ngào trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- Ảnh 8.

Phương Linh và các thành viên CLB Tình nguyện viên Thủ đô đã có mặt tại nhà tang lễ từ sáng sớm.

Bạn Vũ Phương Linh và hơn 1.000 thành viên CLB Tình nguyện viên Thủ Đô đã có mặt tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông từ 5 giờ 45 phút sáng. Nhiệm vụ chính của Linh và các bạn là hỗ trợ dọn dẹp, cung cấp nước và hướng dẫn an ninh cho người dân và khách viếng thăm.

Đến thời điểm hiện tại, CLB đã nhận được hơn 1.000 đơn đăng ký của các bạn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Ngay cả khi CLB phải đóng link đăng ký do số lượng tình nguyện viên đã quá tải, rất nhiều bạn vẫn gọi cho Linh. “Làm cách nào để em có thể tham gia? Làm thế nào để có thể viếng bác?”.

“Em nghĩ điều này đến từ tình cảm chân thành và kính trọng của người trẻ dành cho bác” - Linh nói - “Chính bản thân em khi đến đây, cảm xúc lẫn lộn. Thấy buồn vì đất nước mất đi một người như bác” - Giọng Linh nghẹn lại, không kìm được nước mắt.

Nguồn: nhandan.vn

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Đề xuất thu phí 6 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư

Đề xuất thu phí 6 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư

08:58 , 22/01/2025

Cục Đường bộ Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông vận tải đề án thu phí các tuyến cao tốc do nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý khai thác.

Bảo đảm trật tự đô thị tại các khu vực chợ hoa cây cảnh

Bảo đảm trật tự đô thị tại các khu vực chợ hoa cây cảnh

08:57 , 22/01/2025

Vào những ngày giáp Tết, các khu vực bày bán hoa cây cảnh tại thành phố Thanh Hoá trở nên nhộn nhịp. Tình hình trật tự đô thị tại khu vực này cũng tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông. Đội Kiểm tra Quy tắc đô thị thành phố đã phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường lực lượng giữ gìn trật tự đô thị, nhắc nhở và xử lý các hành vi vi phạm.

Dự báo rét đậm, mưa phùn dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Dự báo rét đậm, mưa phùn dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

08:47 , 22/01/2025

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo khu vực miền Bắc sẽ rét đậm và có mưa phùn vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Thành phố Sầm Sơn đón nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Thành phố Sầm Sơn đón nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự

23:10 , 21/01/2025

Sáng ngày 21/1, Uỷ ban Nhân dân thành phố Sầm Sơn đã tổ chức lễ đón nhận 75 quân nhân, hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.

Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" tại huyện Như Xuân

Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" tại huyện Như Xuân

23:03 , 21/01/2025

Sáng ngày 21/1, Liên đoàn Lao động huyện Như Xuân đã tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” cho đoàn viên công đoàn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực trao quà Tết

Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực trao quà Tết

20:40 , 21/01/2025

Sáng ngày 21/1, Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực đã đến thăm hỏi và tặng quà cho các thương, bệnh binh và người có công, nạn nhân chất độc da cam tại Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hóa và trao quà Tết cho Trung tâm.

"Tết Nhân ái" Xuân Ất Tỵ 2025

"Tết Nhân ái" Xuân Ất Tỵ 2025

20:36 , 21/01/2025

Sáng ngày 21/1, tại Trường THCS Nam Ngạn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần 19/5 - NPP Mítsubishi Thanh Hóa tổ chức chương trình "Tết Nhân ái" Xuân Ất Tỵ 2025.

Ủy  ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tiếp nhận quà Tết cho người nghèo

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tiếp nhận quà Tết cho người nghèo

20:33 , 21/01/2025

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng ngày 21/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh đã tiếp nhận 500 suất quà, mỗi suất 500.000 đồng dành cho người nghèo do Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Thanh Hóa trao tặng.

Hội thảo phản biện Quy hoạch chung đô thị thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định

Hội thảo phản biện Quy hoạch chung đô thị thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định

20:32 , 21/01/2025

Sáng ngày 21/1, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức hội thảo khoa học phản biện “Đồ án quy hoạch chung đô thị thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045”.

Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự triển khai nhiệm vụ năm 2025

20:30 , 21/01/2025

Sáng 21/1, Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi hành án dân sự, hành chính năm 2024, triển khai công tác năm 2025.