Người đầu tiên nhiễm HIV tại Việt Nam hiện nay ra sao?
Tính đến thời điểm hiện tại, mỗi năm nước ta vẫn phát hiện khoảng 10.000 người nhiễm HIV. Thực trạng này đang khiến mục tiêu chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 vẫn còn khá xa.
Chia sẻ tại buổi Gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, BS Nguyễn Hữu Hải, Phó trưởng phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã trải qua 3 thập kỷ ứng phó với với dịch bệnh HIV/AIDS.
Người đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện nhiễm HIV là một phụ nữ sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Căn bệnh của bà được phát hiện vào năm 1990, lúc bà 30 tuổi.
![]() |
Thông tin bất ngờ, được chia sẻ bởi BS Hải, người phụ nữ này đến nay vẫn sống khỏe mạnh, nhờ tuân thủ việc điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) từ năm 1997.
“Người nhiễm HIV nếu được điều trị sớm, tuân thủ điều trị thì tuổi thọ gần như người bình thường. Cụ thể, với một người nhiễm HIV từ năm 20 tuổi, nếu điều trị tốt, có thể sống thêm 50-60 năm nữa”, BS Hải cho hay.
Theo ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, các kết quả thống kê cho thấy, Việt Nam hiện đang là 1 trong 4 quốc gia (cùng với Anh, Đức, Thụy Sĩ) có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới.
“Tại Việt Nam có hơn 153.000 bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV. Tỷ lệ tuân thủ sau 12 tháng đạt 88%. Tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế (<1000 copy/ml máu) đạt 96%, dưới ngưỡng phát hiện (200 copy/ml máu) đạt 92%, góp phần giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng”, ông Cảnh nhấn mạnh.
Bên cạnh nhiều thành tựu đạt được, theo các chuyên gia, cuộc chiến với dịch HIV/AIDS tại Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
HIV/AIDS hiện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Hình thái lây nhiễm HIV có sự thay đổi, xuất hiện các nhóm quần thể có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV mới.
Đáng chú ý, nhóm quan hệ tình dục đồng tính nam đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV/AIDS tại Việt Nam hiện nay.
Phân tích rõ hơn về thực trạng này, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS nói: “Nếu như trước đây vào 1975, Việt Nam chỉ phát hiện 4% người đồng tính nam dương tính với HIV thì đến nay con số này đã tăng tới 12%, có nơi lên tới 15%. Không chỉ vậy, số ca dương tính với HIV mới trong 1 năm cũng tăng nhanh. Thực tế, trong những trường hợp nhiễm HIV mới, số người đồng tính nhiễm HIV chiếm từ 40-50%”.
Việc tiếp cận với người nhiễm HIV thuộc quần thể “ẩn” này, để có thể đưa vào điều trị ARV kịp thời vẫn là một thách thức lớn.
Theo PGS Long, để kiểm soát được dịch HIV/AIDS thì nhóm người đồng tính nam phải được can thiệp bằng việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (Prep). Phương pháp này đã được chứng minh có thể giảm tới 95-98% nguy cơ lây nhiễm HIV từ người khác.
Theo Minh Nhật/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ mùa nắng nóng
Khoảng 2 tuần qua, kể từ khi thời tiết chuyển sang nắng nóng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện do đột quỵ tăng. Các bác sĩ cảnh báo, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 973 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 18 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết, 27 ca tay chân miệng, 6 ca ho gà... Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Triển khai đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm mới được tổ chức, Bộ Y tế đề nghị tất cả các tỉnh, thành phố triển khai đợt cao điểm từ nay đến hết tháng 5/2025 để đấu tranh phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng
Sáng ngày 10/5, Sở Y tế phối hợp với Hội điều dưỡng tỉnh Thanh Hóa tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và Hội nghị cập nhật kiến thức trong thực hành lâm sàng, quản lý điều dưỡng.

Cần siết chặt an toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện
An toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân; phục vụ trực tiếp cho cán bộ, nhân viên công tác tại bệnh viện và người nhà bệnh nhân. Thế nhưng, hiện nay, tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, vấn đề này chưa được coi trọng, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lây nhiễm chéo và phát sinh các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Bảo vệ sức khỏe người bệnh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp phòng tránh nắng nóng, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Cần 25.000 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân
Theo Bộ Y tế, định hướng từ năm 2026 đến năm 2030, toàn bộ người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm, ước tính chi phí khoảng 25.000 tỷ đồng cho 100 triệu dân.

6 ca ghép mô, tạng được thực hiện thành công trong kỳ nghỉ lễ
Ngay trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công 6 ca ghép mô, tạng từ người hiến chết não, giúp nhiều bệnh nhân nguy kịch hồi sinh sự sống.

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng mạnh. Bệnh viện đã phải bố trí thêm phòng khám và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.