Người gác cổng sinh tồn - Chuyện về những người bác sĩ gây mê hồi sức
Những người trong nghề y thường ví bác sĩ gây mê hồi sức là người "gác cổng" sinh tồn cho người bệnh hay là người thức canh cho bệnh nhân ngủ. Nói đến các ca phẫu thuật, người ta thường nhắc đến bác sĩ mổ chính mà ít ai nhớ đến bác sĩ gây mê hồi sức. Một ca phẫu thuật thành công, không thể không nhắc đến vai trò của đội ngũ bác sĩ gây mê hồi sức.
Hơn 14 năm gắn bó với nghề y trong lĩnh vực gây mê hồi sức, Bác sĩ CKII Phạm Hoàng Sơn, Phó Trưởng Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa không chỉ đồng hành cùng các bác sĩ, kỹ thuật viên phẫu thuật cứu chữa cho hàng nghìn bệnh nhân mà còn trở thành chỗ dựa vững vàng cho người bệnh. Âm thầm đến phòng mổ từ rất sớm, tỉ mỉ chuẩn bị mọi thứ, từ dụng cụ, thiết bị đến việc đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Đặc biệt, những lời hỏi thăm ân cần, những động tác khám bệnh nhẹ nhàng như một liều thuốc tinh thần để người bệnh yên tâm bước vào ca phẫu thuật.

Bác sĩ CKII Phạm Hoàng Sơn, Phó Trưởng Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong suốt quá trình làm nghề, công việc có những lúc vất vả, mệt nhọc nhưng đối với chúng tôi khi đã chọn công việc này thì đam mê, gắn bó. Có những thời điểm, những bệnh nhân cực kỳ khó khăn và nặng nề nhưng với tình yêu nghề, tình yêu công việc đã giúp chúng tôi dồn hết tâm sức để cố gắng cứu chữa cho bệnh nhân một cách nhanh nhất và kịp thời nhất".

Công việc gây mê hồi sức là nghề "đi trước về sau". Bởi trong mỗi cuộc phẫu thuật, ê-kíp gây mê luôn phải vào phòng mổ trước để làm các công việc chuẩn bị như: đánh giá tình trạng bệnh nhân, chuẩn bị phòng mổ và các bước tiếp theo. Sau khi gây mê, bệnh nhân đi vào giấc ngủ, lúc đó mới đến công việc của các bác sĩ phẫu thuật. Ngay cả quá trình phẫu thuật, ê-kíp gây mê hồi sức cũng luôn phải theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân. Và sau cuộc phẫu thuật, các phẫu thuật viên ra khỏi phòng mổ, còn ê-kíp gây mê hồi sức vẫn miệt mài làm việc.

Nhiều người lầm tưởng gây mê hồi sức chỉ đơn giản là đưa bệnh nhân vào giấc ngủ và đảm bảo họ không đau đớn trong suốt quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, thực tế công việc của bác sĩ gây mê hồi sức phức tạp và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Bởi các loại thuốc gây mê đều tiềm ẩn nguy cơ gây độc cho cơ thể nếu không được sử dụng phù hợp với từng người bệnh. Do đó việc sử dụng và điều chỉnh liều lượng thuốc chính xác là trách nhiệm vô cùng quan trọng của bác sĩ gây mê. Bên cạnh chuyên môn giỏi thì bác sĩ gây mê cũng cần có kỹ năng giao tiếp linh hoạt với người bệnh.

Bác sĩ CKI Hoàng Văn Tuyên, Trưởng Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa
Bác sĩ CKI Hoàng Văn Tuyên, Trưởng Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Có những bệnh nhân tâm lý nặng nề, tiêu cực. Bác sĩ gây mê chúng tôi rất là quan tâm đến vấn đề này nên bên cạnh việc điều trị, chúng tôi cũng giải thích cặn kẽ, gần gũi, quan tâm bệnh nhân".
Có người ví: trong phòng mổ tuy có phần lạnh lẽo song chính trái tim ấm nóng của những người bác sĩ đã tiếp thêm sức mạnh và năng lượng tích cực để bệnh nhân mạnh mẽ vượt qua, chiến thắng bệnh tật. Với những người "gác cổng sinh tồn", thầm lặng cống hiến từng ngày từng giờ với mong mỏi các bệnh nhân an toàn, vững tin, vượt qua cuộc phẫu thuật thành công, nhanh chóng bình phục trở về với gia đình, người thân.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên phẫu thuật nội soi u phổi
Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện K, lần đầu tiên Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ u phổi cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Đây là một kỹ thuật khó, hiện rất ít bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước thực hiện được.

Thanh Hóa: Gần 21.000 liều vắc xin được phân bổ để tiêm chiến dịch phòng sởi
Số ca mắc sởi đang gia tăng mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Để kiểm soát, khống chế dịch bệnh, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các địa phương tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi. Thanh Hóa đã tiếp nhận và phân bổ gần 21.000 liều vắc xin phòng sởi cho Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã, để tổ chức tiêm chiến dịch.

Bộ Y tế kêu gọi toàn dân chủ động phòng chống dịch sởi
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh sởi, Bộ Y tế đã kêu gọi toàn dân chủ động phòng chống dịch Sởi.

Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao
Ngày Thế giới phòng chống lao được tổ chức vào 24/3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh lao, thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu trong việc chấm dứt căn bệnh nguy hiểm này. Ngày Thế giới phòng chống lao năm 2025 có chủ đề "Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao", thể hiện sự cam kết mạnh mẽ, chung tay của Việt Nam trong công tác phòng, chống lao.

Dịch sởi vẫn trong tầm kiểm soát
Bộ Y tế nhận định tình hình dịch bệnh sởi vẫn trong tầm kiểm soát; sẽ từng bước được khống chế để hạn chế lây lan, bùng phát và số trường hợp mắc bệnh.

Cảnh báo nguy cơ sốt xuất huyết bùng phát trái mùa
Mùa khô ở Nam Bộ tuy chưa kết thúc, nhưng mưa trái mùa đã xuất hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tác nhân truyền bệnh, đặc biệt là muỗi vằn - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue. Chuyên gia y tế cảnh báo sốt xuất huyết có thể bùng phát mạnh, dù không phải mùa mưa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.