Người nuôi tôm gặp khó khăn do thị trường đầu ra không ổn định
Xuất khẩu tôm hiện đang khó khăn bởi nguồn cung của thế giới đang tăng và giá bán có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, giá thành sản xuất tôm trong nước vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Người nuôi tôm ở Thanh Hoá hiện tiếp tục gặp khó do thị trường đầu ra không ổn định.
Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 4.100 ha nuôi tôm. Trong đó, có 3.400 ha nuôi tôm sú quảng canh cải tiến và 700 ha nuôi tôm thẻ chân trắng.

Theo đánh giá, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do hiệu quả nuôi đạt thấp hơn so với các tỉnh phía Nam nên giá bán cao hơn, việc cạnh tranh trên thị trường sẽ gặp nhiều bất lợi.

Ông Nguyễn Văn Huân, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc
Ông Nguyễn Văn Huân, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Địa phương chúng tôi có nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá bán tôm không ổn định nên đã ảnh hưởng rất lớn đến người nuôi tôm. Nếu không kiểm soát được dịch bệnh, giá bán xuống thấp thì người nuôi tôm sẽ bị lỗ".
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dân nuôi tôm không phát triển ồ ạt, tận dụng vùng nuôi nhằm giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.


Tập trung nguồn vốn cho vay chương trình nhà ở xã hội
Với nhiều hộ gia đình, việc sở hữu ngôi nhà là điều không dễ thực hiện. Nhờ vào nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, trong những năm qua đã có hàng nghìn hộ gia đình, đặc biệt là công nhân người lao động trên địa bàn Thanh Hóa thực hiện giấc mơ an cư để ổn định cuộc sống.

Thanh Hoá đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy nhanh quá trình đấu giá quyền sử dụng đất đối với 12 dự án trọng điểm.

Tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Thời điểm này đã gần kết thúc quý đầu tiên của năm nay, nhưng nhiều Bộ ngành và địa phương kết quả giải ngân vốn đầu tư công vẫn thấp hơn so với bình quân chung của cả nước. Chính vì thế, để đạt kế hoạch tăng trưởng từ 8% trở lên, ngay từ bây giờ, những vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân cần được tháo gỡ.

Các doanh nghiệp nhỏ tăng trưởng cao nhất trong 4 năm qua
Doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam được đánh giá có nhiều triển vọng phát triển nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương cả về mặt kinh doanh và nền kinh tế. Năm 2024, các doanh nghiệp nhỏ đã có nhiều thành công, 82% doanh nghiệp tham gia khảo sát ghi nhận tăng trưởng, tăng so với mức 77% so với năm 2023. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2019.

Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ.
Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên hồ chứa thủy lợi, thủy điện đang có những bước phát triển mạnh theo chiều hướng hàng hóa với quy mô lớn, góp phần nâng cao thu nhập.

Quý I năm 2025: Xuất nhập khẩu Thanh Hóa đạt trên 4 tỷ USD
Trong quý 1 năm 2025, hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 4 tỷ USD, đã góp phần tích cực vào tăng trưởng của nền kinh tế.

Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại
Hạ tầng thương mại có vai trò quan trọng góp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, đáp ứng nhu cầu đời sống sinh hoạt của người dân. Do vậy, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm thu hút các đơn vị doanh nghiệp, khuyến khích các hộ cá thể đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại bảo đảm quy chuẩn theo hướng văn minh, hiện đại.

Chuẩn bị điều kiện nuôi trồng thủy sản vụ xuân hè
Vụ xuân hè năm 2025, Thanh Hóa sẽ nuôi thả 19.200 ha thủy sản các loại. Trong đó, nuôi nước ngọt 14.000ha, nuôi nước lợ là 4.200ha, nuôi nước mặn là 1.000ha. Hiện các hộ dân đang tập trung nhân lực, máy móc để cải tạo ao đầm trước khi xuống giống.

Xuất khẩu rau quả quý 1 đạt trên 1,1 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 3 đạt gần 421 triệu USD, tăng trên 34% so với tháng trước. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2024, kim ngạch xuất khẩu giảm trên 10%.

Thách thức với xuất khẩu mặt hàng nông sản
Mặt hàng nông sản xuất khẩu đang đối diện nhiều khó khăn, thách thức do sức mua toàn cầu suy giảm và giá cả nhiều loại có xu hướng giảm đáng kể, nhất là tại các thị trường xuất khẩu chủ lực.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.