Người nuôi tôm tiếp tục gặp khó khăn do thị trường đầu ra không ổn định
Trong những năm gần đây, do thị trường tôm có nhiều biến động, nguồn cung giá rẻ trên thế giới tăng, dịch bệnh diễn biến phức tạp nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư phát triển nuôi tôm của nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Ông Phạm Văn Hiếu, ở thôn 4, xã Nga Tân, huyện Nga Sơn đã có nhiều năm đầu tư nuôi trồng thủy sản trên chính mảnh đất của quê hương. Với diện tích trên 1 ha, năm 2019, ông đã đầu tư xây 5 bể nổi có mái che, diện tích 2000m2 để nuôi tôm thẻ chân trắng.
Mặc dù đầu tư lớn, nhưng do thị trường đầu ra không ổn định, đặc biệt một số vụ tôm gần đây giá tôm xuống thấp, chi phí đầu vào lại tăng cao nên hiệu quả đầu tư không cao.

Bể nuôi tôm của gia đình ông Phạm Văn Hiếu.
Ông Phạm Văn Hiếu, thôn 4, xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Mấy năm nay, khí hậu không thuận lợi, giá cả thị trường ngoài Bắc rất thấp cho nên gia đình tôi làm ăn rất vất vả, khi hạch toán không có lãi cao".
Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 4.100 ha nuôi tôm. Trong đó, có 3.400 ha nuôi tôm sú quảng canh cải tiến và 700 ha nuôi tôm thẻ chân trắng. Trong những năm qua, ngành nuôi tôm tại Thanh Hóa vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, lao động, thị trường.

Trong quá trình phát triển, ngành tôm vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ rủi ro không hề nhỏ, tác động trực tiếp đến kết quả và tính bền vững trong sản xuất. Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa theo kịp với những yêu cầu của thực tế, tổ chức sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, thiếu sự liên kết; môi trường, tác động của biến đổi khí hậu theo hướng ngày càng xấu đã ảnh hưởng rất lớn đến người nuôi tôm.

Trong khi đó, xuất khẩu tôm hiện đang chững lại bởi nguồn cung của thế giới đang tăng và giá bán có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, giá thành sản xuất tôm trong nước vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm tỉ lệ cao trong giá thành sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Huân, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Huân, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Việc nuôi tôm vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm tôm khi đến thời kỳ thu hoạch thì thị trường đầu ra không ổn định. Thị trường bán tự do cho các chợ là chủ yếu. Các chủ thu gom tôm ở các chợ căn cứ vào tình hình thị trường để thu mua, vì vậy, gây khó khăn cho chủ nuôi".

Theo đánh giá, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do hiệu quả nuôi đạt thấp hơn so với các tỉnh phía Nam nên giá bán cao hơn, việc cạnh tranh trên thị trường sẽ gặp nhiều bất lợi. Vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân, phát triển nuôi tôm phải đảm bảo tuân thủ đúng quy hoạch, không phát triển ồ ạt. Tận dụng lợi thế vùng nuôi nhằm giảm chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Thanh Hoá: Sản xuất công nghiệp quý 1 tiếp tục tăng trưởng khá
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng quý 1/2025, hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá vẫn có bước tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 15,9% so với cùng kỳ. Đây là kết quả đáng phấn khởi, tạo động lực để toàn ngành công nghiệp Thanh Hoá phấn đấu hoàn thành tốt nhất mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm 2025.

Triệu Sơn thu hút được 21 dự án đầu tư
Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực theo hướng công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Xuất khẩu đến giữa tháng 3 tăng hơn 1 tỷ USD so với cùng kỳ trước
Từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2025, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 82,29 tỷ USD, tăng 6,3%, tương ứng tăng 1,07 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024; cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,81 tỷ USD.

Thêm ngân hàng hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vừa thông báo điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở một số kỳ hạn ngắn.

Mở rộng diện tích trồng rừng bằng cây nuôi cấy mô
Thực hiện mục tiêu nâng cao năng suất,chất lượng rừng trồng, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương và các chủ rừng tăng cường quản lý, sử dụng giống chất lượng cao trong trồng rừng cây nuôi cấy mô; khắc phục tình trạng cây giống lâm nghiệp kém chất lượng.

Tăng cường vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7, tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2025, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ lãi suất theo các lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 46 tỷ đồng.

Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP
Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao là nước mắm cốt đặc biệt của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Hiện toàn tỉnh có 631 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, còn lại là các sản phẩm 3 và 4 sao.

Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025
Sáng 3/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trường Đại học Hồng Đức tổ chức chương trình cà phê doanh nhân với chủ đề "Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025".

Thanh Hóa: Quí 1, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 84.000 tấn
Quý 1 năm 2025, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 84.000 tấn, đạt 25,6% kế hoạch cả năm.

Nỗ lực vượt khó giữ vững thị trường khách hàng
Nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, trong quý 1/2025, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với thị trường, khách hàng được mở rộng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.