Người phụ nữ say mê nghiên cứu khoa học
Bằng nhiệt huyết và niềm đam mê sáng tạo, chị Phạm Thị Lý, Trưởng Phòng Phân tích và Thí nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã không ngừng học hỏi, tham gia thực hiện thành công nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học và được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Qua đó mang lại giá trị hàng tỷ đồng cho đơn vị.
Với vai trò là Trưởng phòng phân tích và thí nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, chị Phạm Thị Lý luôn đi đầu tìm tòi, thử nghiệm, cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật cải tiến công thức, quy trình sản xuất nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật các loài cây để tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng. Nuôi cấy mô tế bào thực vật là phương pháp kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay và ngày càng phổ biến, giúp sản xuất nhanh và đồng loạt các loại giống cây trồng mà vẫn lưu giữ được hoàn toàn đặc tính của cây gốc. Hiện, Phòng Phân tích và Thí nghiệm của Viện nông nghiệp đang quản lý hàng chục giống cây và sản xuất theo yêu cầu của thị trường như các giống cây lâm nghiệp, cây dược liệu, các loại giống hoa. Trong đó có các loại cây có giá trị kinh tế như lan kim tuyến, hoa đồng tiền, mía tím, mía đường, hoa chuông, hoa cúc... Đặc biệt, với phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, phòng đã tạo ra giống cây keo lai khẳng định tính ưu việt trong việc nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng, đã cung cấp cây giống cho các doanh nghiệp trong tỉnh.

Chị Phạm Thị Lý, Trưởng Phòng Phân tích và Thí nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: "Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, mỗi giai đoạn có ưu điểm khác nhau. Phân lập mà không chọn được mẫu tốt thì cả quá trình của cây sau này sẽ hỏng, không chất lượng. Vì vậy, ngay từ đầu, người cán bộ kỹ thuật, phải chọn được cây nào là cây trội".
Không chỉ lưu giữ các giống cây bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật tại phòng thí nghiệm, chị Phạm Thị Lý luôn tích cực chủ trì và tham gia thực hiện các công trình nghiên cứu Khoa học công nghệ nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất. Dự án "Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng thương phẩm cây Bơ Booth7, Bơ 034 tại một số huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa do chị Phạm Thị Lý là chủ nhiệm dự án, được triển khai từ tháng 3 năm 2021. Đến thời điểm này, mô hình vườn cây mẹ Bơ Booth7, Bơ 034 đã trồng được 25 tháng. Nhìn chung vườn cây mẹ Bơ Booth7, Bơ 034 sinh trưởng, phát triển tốt. Đối với mô hình sản xuất giống tại Viện nông nghiệp Thanh Hóa, hiện tại đã ghép được 9.067 cây trong đó mắt ghép sống là 7.283 cây đạt tỷ lệ 80%.

Gần 25 năm gắn bó với nông nghiệp, chị Phạm Thị Lý đã tham gia và thực hiện thành công 15 công trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh, là các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm tại đơn vị công tác. Nhiều sản phẩm từ thực hiện các nhiệm vụ đề tài nghiên cứu, các dự án ứng dụng sản xuất được UBND tỉnh phê duyệt cho thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ đã được chị và các đồng nghiệp chuyển giao công nghệ sản xuất vào thực tiễn. Đặc biệt, với vai trò là trưởng phòng phân tích và thí nghiệm, chị Lý đã xây dựng và chỉ đạo bộ phận sản xuất tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa như: sản phẩm rượu đông trùng hạ thảo, đông trùng hạ thảo dạng tươi, dạng khô; nấm dược liệu (linh chi); nấm ăn. Các sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hiện nay, Viện nông nghiệp Thanh Hóa đã chủ động nguồn giống gốc các chủng nấm ăn, nấm dược liệu và vi sinh vật khi có nhu cầu đơn đặt hàng của thị trường sản xuất nấm thương phẩm quy mô lớn.
Theo chị Phạm Thị Lý, để có được nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn có hiệu quả: Cán bộ làm nghiên cứu khoa học "Làm việc gì cũng cần đặt cái tâm của mình vào công việc thì hiệu quả mới cao. Chính vì vậy, việc thực hiện các đề tài, dự án cần tính kiên trì, có tinh thần đam mê nghề nghiệp, có trách nhiệm, ý thức trau dồi, có nền tảng kiến thức và bản lĩnh thực tiễn".


Chị Phạm Thị Lý, Trưởng Phòng Phân tích và Thí nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Chị Phạm Thị Lý, Trưởng Phòng Phân tích và Thí nghiệm, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết thêm: "Là cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trách nhiệm của người nghiên cứu khoa học phải tuân thủ quy trình sản xuất. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng cây giống, cán bộ kỹ thuật cũng là người phải cải tiến quy trình kỹ thuật mà mình đã tiếp nhận từ quy trình gốc. Từ đó phù hợp với địa phương, để từng đối tượng cây, mình có thể phát triển nhân rộng và mang đến chất lượng đảm bảo người dùng".

Thạc sỹ Hồ Thị Quyên, Trưởng nhóm công nghệ sinh học, Phòng phân tích và thí nghiệm Viện nông nghiệp Thanh Hóa
Thạc sỹ Hồ Thị Quyên, Trưởng nhóm công nghệ sinh học, Phòng phân tích và thí nghiệm Viện nông nghiệp Thanh Hóa chia sẻ: "Trong công tác chuyên môn, đồng chí quan tâm, giúp đỡ mọi người, chia sẻ kinh nghiệm về nuôi cấy mô để học hỏi thêm, giúp cho công việc, các đề tại dự án thực hiện tốt hơn".
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, bản thân chị Phạm Thị Lý đã được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng lao động sáng tạo; Liên đoàn lao động tỉnh tuyên dương cán bộ viên chức tiêu biểu xứ Thanh và nhiều lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đây chính là động lực để chị tiếp tục nỗ lực, cố gắng trong thời gian tiếp theo.

Giải pháp phát triển doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ năm 2023
Chiều ngày 1/12, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ năm 2023".

Tổng kết công tác phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện khu vực VI
Chiều ngày 29/11, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực VI phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện năm 2023 trên địa bàn các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Cục Tần số vô tuyến điện và Sở Thông tin và truyền thông các tỉnh.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số tại cơ sở
Nhân lực số là yếu tố quan trọng để triển khai công tác chuyển đổi số tại cơ sở. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là các địa phương thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số nhưng không được phát sinh nhân lực dành riêng cho công tác này. Do vậy, việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hiện có và bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho tổ công nghệ số cộng đồng là giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, bền vững tại mỗi địa phương.

Phát triển mô hình chợ thông minh
Thời gian qua, các Ban quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực khai thác, vận hành và kinh doanh, tạo điều kiện cho tiểu thương và người tiêu dùng tiếp cận các phương thức thanh toán hiện đại, đảm bảo an toàn, góp phần xây dựng văn minh thương mại.

Ngành Thuế Thanh Hoá cải cách hành chính
Việc tập trung thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính tại Cục thuế Thanh Hoá đã tạo thuận lợi cho người nộp thuế, góp phần thực hiện có hiệu quả các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Ứng dụng công nghệ số trong khám, chữa bệnh
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số, ngành y tế tỉnh Thanh Hóa đã tích cực tham gia, chỉ đạo hệ thống y tế triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số tại cơ sở
Nhân lực số là yếu tố quan trọng để triển khai công tác chuyển đổi số tại cơ sở. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là các địa phương thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số nhưng không được phát sinh nhân lực dành riêng cho công tác này. Do vậy, việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hiện có và bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho tổ công nghệ số cộng đồng là giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả.

Chuyển đổi số trong thư viện để bạn đọc tiếp cận gần hơn với nguồn tài nguyên thông tin
Trong bối cảnh hiện nay, khi công nghệ thông tin phát triển, tài nguyên thông tin gia tăng nhanh chóng, đa dạng và yêu cầu của người sử dụng có nhiều thay đổi đã tác động đến cách thức triển khai hoạt động của các thư viện. Chuyển đổi số trở thành động lực lớn nhất tạo ra sự phát triển đột phá trong hoạt động của thư viện, trở thành xu hướng phát triển tất yếu của lĩnh vực thư viện hiện nay.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và thực hiện thành công Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng chính quyền điện tử
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Thanh Hóa hướng tới khi ban hành Nghị quyết số 06 về “Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Thực hiện mục tiêu này, các cấp, ngành địa phương trong tỉnh đang tập trung nhiều giải pháp đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, xem đây là khâu chiến lược, tạo đột phá cải cách thủ tục hành chính, hướng tới xây dựng chính quyền số.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.