Người thầy thuốc làm theo lời Bác
Cách đây 68 năm, trong thư gửi cán bộ y tế ngày 27/2/1955, Bác Hồ căn dặn: “Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe của đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy người thầy thuốc phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu”. Tấm gương đạo đức của Bác Hồ và những tư tưởng toàn diện sâu sắc về y tế của Người đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của cán bộ ngành y tế. Theo lời Bác dạy, các thế hệ thầy thuốc tỉnh Thanh Hóa không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng đạo đức để hoàn thành trọng trách tất cả vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương học tập và làm theo Bác, điển hình là Tiến sỹ, bác sỹ Phạm Phước Sung, Trưởng phòng Đào tạo – Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.
Năm 2000, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y Thái Bình, với khao khát được cống hiến cho quê hương, bác sỹ Phạm Phước Sung về công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá (nay là Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc); sau đó chuyển công tác đến Bệnh viện Nhi Thanh Hoá; và từ tháng 2/2008 đến nay, anh công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.
Hơn 22 năm gắn bó với ngành y, anh đã kinh qua rất nhiều nhiệm vụ và chức trách khác nhau. Đến nay, Tiến sỹ, bác sỹ Phạm Phước Sung giữ cương vị Trưởng phòng Đào tạo – Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá. Ngoài công việc chính làm quản lý tại Phòng Đào tạo - Chỉ đạo tuyến, anh còn tham gia điều trị bệnh nhân tại khoa Thần kinh – Đột quỵ, phụ trách 1 Phòng khám chuyên gia tại Khoa Khám bệnh. Anh cũng là giảng viên thỉnh giảng bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội và Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá. Bên cạnh đó, anh còn chủ trì xây dựng các chương trình đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn và trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến dưới và nhiều khoá học viên, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ngành Y trong và ngoài tỉnh như: Đại học Y Hải Phòng, Đại học Y dược Thái Nguyên, Cao đẳng y Thanh Hoá…

Một ngày làm việc của Tiến sỹ Phạm Phước Sung bắt đầu từ 6 giờ 30 phút, với công việc khám ngoại trú cho bệnh nhân. Thời tiết giá rét khiến số lượng bệnh nhân tăng mạnh. Với phương châm "hết việc, hết giờ", nên thông thường khi khám xong bệnh nhân cuối cùng của buổi sáng thì cũng đã quá 12 giờ trưa. Vất vả là vậy, nhưng anh vẫn luôn điềm đạm, ân cần với người bệnh, Đối với bệnh nhân, anh không chỉ là bác sỹ điều trị mà còn là người "bạn đồng hành", luôn động viên, hướng dẫn tận tình, chu đáo. Bởi anh luôn tâm niệm lời dạy của Bác Hồ "Người thầy thuốc phải thương yêu, phải chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn".
Sau bữa cơm trưa vội vàng, 13 giờ, thầy thuốc Phạm Phước Sung lại tất bật với những công việc chuyên môn khác: tham gia hội chẩn các ca bệnh khó, điều trị bệnh nhân tại khoa Thần kinh – Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, hoặc giảng dạy cho sinh viên Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá. Cùng với đó là công tác quản lý, điều hành và nghiên cứu khoa học. Do đó, một ngày làm việc của anh thường kéo dài tới tận 19 giờ; thậm chí nhiều hôm phải 21, 22 giờ mới kết thúc ngày làm việc.
Ở các cương vị là bác sĩ điều trị, lãnh đạo các khoa, phòng, Tiến sỹ, bác sỹ Phạm Phước Sung đã cùng đồng nghiệp phát huy tinh thần đoàn kết, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đơn vị. Hiện tại, với chức vụ Trưởng phòng Đào tạo – Chỉ đạo tuyến, anh đã lãnh đạo tập thể phòng làm tốt nhiệm vụ lập kế hoạch đào tạo cán bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý trong Bệnh viện. Phối hợp thực hiện các chương trình đào tạo - chỉ đạo tuyến với các Bệnh viện tuyến Trung ương, các Bệnh viện hạt nhân trong các chương trình Bệnh viện vệ tinh và 1816. Tổ chức tiếp nhận cán bộ chuyên môn của y tế tuyến dưới, học viên, sinh viên và học sinh của các trường Y, Dược đến thực tập, thực hành nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn.

Hơn 22 năm công tác trong ngành y, anh để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với người bệnh cũng như đồng nghiệp bởi tính tình cởi mở, gần gũi và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn. Các y bác sĩ và nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đều khẳng định: Tiến sỹ, bác sỹ Phạm Phước Sung là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo, niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Họ vẫn gọi anh với cái tên thân mật "Người thầy thuốc đa năng". Từ Bác Hồ, anh đã học tập được tinh thần tự học và học tập suốt đời.


Ngoài thời gian giảng dạy, khám chữa bệnh cho bệnh nhân, Tiến sỹ, bác sỹ Phạm Phước Sung còn tích cực, say mê nghiên cứu khoa học. Anh chính là tác giả của nhiều đề tài, sáng kiến được ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao, trong đó có 2 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh anh tham gia với tư cách là Thư ký đề tài, đã giành giải thưởng khoa học sáng tạo, đó là đề tài "Tiêu sợi huyết trong điều trị nhồi máu não cấp" và "Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học Solitaire trong nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá".
Điều đặc biệt nữa ở Tiến sỹ, bác sỹ Phạm Phước Sung, đó là khả năng sử dụng tiếng Anh rất thành thạo ở cả lĩnh vực chuyên sâu và giao tiếp. Anh là người sáng lập, duy trì Câu lạc bộ tiếng Anh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá. Anh đã truyền cảm hứng, khuấy động phong trào học tiếng Anh cho các Bác sỹ, Dược sỹ trẻ trong Bệnh viện. Sau hơn 4 năm thành lập, Câu lạc Bộ Tiếng Anh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá vẫn duy trì sinh hoạt đều đặn hàng tuần, góp phần phục vụ hiệu quả việc nghiêu cứu khoa học, tiếp thu kiến thức y khoa mới.
Với vai trò là Ủy viên Ban chấp hành Hội Thần kinh học Việt Nam và khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, Tiến sỹ, bác sỹ Phạm Phước Sung cũng đóng góp nhiều công sức trong việc tổ chức các chương trình đào tạo, hội thảo trao đổi kiến thức chuyên môn với các chuyên gia về Thần kinh học trong nước và Quốc tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

Tác phong làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, luôn nỗ lực học tập nanag cao trình độ, tận tụy với công việc, Tiến sỹ, bác sỹ Phạm Phước Sung, xứng đáng là tấm gương thầy thuốc điển hình, góp phần tô thắm thêm vườn hoa học tập và làm theo gương Bác.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học
Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Số ca mắc sởi gia tăng trở lại
Từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi tại Thanh Hóa có xu hướng tăng so với đầu năm. Ngành y tế khuyến cáo, nếu không đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và tri ân các anh hùng đã chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc, sáng ngày 17/4, Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm tiêm chủng VNVC Thanh Hoá tiêm vaccine phòng cúm miễn phí cho 60 thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai quy định về thực phẩm chức năng
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Văn hóa cơ sở về việc phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người.

Bộ Y tế công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam
Bộ Y tế vừa công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam sau hơn 7 thập kỷ bền bỉ, nỗ lực khám, chữa bệnh mắt hột và đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.