ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nguồn gốc Tết Nguyên tiêu và những điều cần biết

(TTV) - Ngày 15/1 âm lịch hay còn gọi là ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng. Thành ngữ "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng" đã nói lên tầm quan trọng của hội rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt.

18/02/2019 10:38

Vào ngày rằm tháng Giêng, người dân thường đi lễ chùa, đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Đây là lễ tiết quan trọng trong năm nên ông bà ta thường có câu: "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng".

Hình minh họa
Hình minh họa

Ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng

“Nguyên” là thứ nhất, “Tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Đây là ngày lễ có nguồn gốc từ Phật Giáo. Vào ngày này, người ta thắp đèn các nơi và họ tạo ra các hội hoa đăng.

Rằm tháng Giêng tuy không phải là lễ quan trọng của Phật giáo so với rằm tháng Tư (Phật đản) và rằm tháng Bảy (Vu lan) nhưng trùng hợp với lễ Thượng Nguyên và Tết Nguyên Đán trong dân gian, đồng thời ngày này là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng.

Trọng tâm của hội rằm tháng Giêng tại các chùa là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho bá tánh và đất nước. Ngày nay, đêm Rằm tháng Giêng đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc, thấm đẫm chất nhân văn ở cả thành thị lẫn nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn, kết hoa, ngâm thơ, bình thơ.

Về cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu, trong dân gian còn lưu truyền 2 câu truyện truyền thuyết.

Truyền thuyết về Tết Nguyên tiêu thứ nhất kể rằng, ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết.

Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân thiên đình đúng ngày 15/1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới.

Rất may cho loài người là có một số vị thần trên thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh.

Thế là, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.

Truyền thuyết thứ hai kể rằng: Vào thời Hán Vũ Đế, có một cô gái trẻ sống trong cung bị cấm về thăm cha mẹ vào ngày 15/1 đã có ý định lao xuống giếng để tự vẫn.

Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, một vị quan cận thần đã nghĩ ra một kế để giúp cô. Ông tâu với Hán Vũ Đế rằng, ngày 16/1, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành. Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15/1.

Theo lệnh của Hán Vũ Đế, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng, nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không hề ai biết. Những truyền thuyết trên lý giải khá thú vị về nguồn gốc ra đời của lễ đèn lồng trong đêm rằm đầu tiên của năm mới.

Nên cúng ngày nào, giờ nào chuẩn nhất?

Vào năm Kỷ Hợi 2019, rằm tháng Giêng là ngày 19/2 Dương lịch (tức ngày 15/1/2019 Âm lịch).

Thời gian cúng rằm tháng Giêng 2019 tốt nhất là vào giờ Ngọ, tức từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, vì đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.

Còn nếu gia chủ không sắp xếp được thời gian cũng như công việc để cúng vào ngày giờ nêu trên thì có thể cúng trước từ sáng ngày 18/2 Dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 7 giờ tối ngày 19/2 Dương lịch.

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng

Thực tế cho thấy, mỗi địa phương, mỗi gia đình lại có cách chuẩn bị món ăn cho mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng khác nhau, và cũng tùy vào điều kiện kinh tế, phong tục tập quán mà cúng chay hay cúng mặn, làm nhiều món hay vừa phải.

Trong đó, lễ cúng Phật thường là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến. Cúng Gia tiên có thể làm các món ăn mặn với các món ăn truyền thống của người Việt.

*Mâm lễ cúng Phật có thể tham khảo các món sau:

- Xôi đỗ xanh/ xôi gấc/ xôi vò

- Một đĩa xào chay tổng hợp

- Hoa quả

- Giò lụa chay

- Nem chay rán

- Đậu đũa luộc

- Canh nấm/ Canh rau củ chay

- Gỏi/ Nộm chay

- Bánh trôi nước.

Cỗ chay trong mâm lễ cúng Phật có thể làm nhiều món, ngoài ra, trên mâm cỗ nên sử dụng các món ăn với màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

*Mâm cỗ cúng gia tiên:

- Gà luộc

- Xôi đỗ hoặc bánh chưng

- Canh măng xương/ Canh của quả nấu xương/ Canh miến thịt

- Đĩa thịt xào tổng hợp

- Chả giò

- Nem rán

- Đĩa nộm/ hành muối

Những món ăn trong mâm cỗ cúng Gia Tiên cũng thể hiện những ước mong riêng của người Việt. Bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài; thịt lợn đã chế biến thuộc về âm, dưa hành rau củ thuộc về dương, âm dương hài hòa tượng trưng cho sự phát triển. Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.

Ngoài các món ăn trong mâm cỗ, các gia đình chuẩn bị thêm hoa tươi, chè thuốc, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu thuốc lá.

Văn khấn Rằm tháng Giêng:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

- Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

- Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

- Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ...............................................

Ngụ tại:........................................................................

Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Tổng hợp: Khánh Linh

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Sức hút từ "Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An"

Sức hút từ "Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An"

14:00 , 01/05/2024

Diễn ra từ ngày 26/4 đến 01/5, Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An" năm 2024 đã thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân và du khách.

Gia tăng lượng khách du lịch tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Gia tăng lượng khách du lịch tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

20:16 , 30/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 5 ngày, tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, lượng khách du lịch tăng cao đột biến. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị trước về cơ sở vật chất, nhân lực và các điều kiện cần thiết khác nên hoạt động dịch vụ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Chiếu cói Quảng Xương

Chiếu cói Quảng Xương

10:28 , 30/04/2024

Thanh Hoá là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, trong đó đặc biệt có nghề dệt chiếu cói. Và nhắc đến chiếu cói, bên cạnh những địa phương như Nông Cống, Nga Sơn thì Quảng Xương cũng là một miền quê có sản lượng lớn chiếu cói lớn được xuất khẩu. Từ lâu, những đôi chiếu Quảng Xương đã đi muôn nơi và trở thành vật biểu trưng cho niềm hạnh phúc lứa đôi.

Truyền hình trực tiếp Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 "Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca"

Truyền hình trực tiếp Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 "Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca"

20:14 , 29/04/2024

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh TTV và Livestream trên Fanpage và kênh Youtube của Đài PTTH Thanh Hóa

Các huyện miền núi hấp dẫn du khách trong dịp lễ 30/4, 1/5

Các huyện miền núi hấp dẫn du khách trong dịp lễ 30/4, 1/5

19:39 , 29/04/2024

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, ngoài những bãi tắm đẹp, những khu nghỉ dưỡng cao cấp hay những khu vui chơi sôi động, nhiều du khách đã lựa chọn các khu, điểm du lịch cộng đồng tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá cho kỳ nghỉ của mình. Đây là cơ hội để loại hình du lịch này được du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn.

Khai trương Chợ du lịch - Chợ đêm Hải Tiến

Khai trương Chợ du lịch - Chợ đêm Hải Tiến

16:01 , 29/04/2024

Tối 28/4, tại Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, Công ty Đầu tư và Du lịch Hải Tiến đã tổ chức lễ khai trương Chợ du lịch - chợ đêm Hải Tiến, đánh dấu mốc chợ chính thức đi hoạt động từ đầu mùa hè 2024.

Thanh Hoá hút khách du lịch trong 2 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ

Thanh Hoá hút khách du lịch trong 2 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ

16:00 , 29/04/2024

Trong hai ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, thời tiết khá thuận lợi nên hầu hết các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các khu du lịch biển đã thu hút rất đông du khách đến tham quan, vui chơi và nghỉ dưỡng.

Tổng duyệt chương trình khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024

Tổng duyệt chương trình khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024

11:26 , 29/04/2024

Tối ngày 28/4, tại Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024. Dự buổi tổng duyệt có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài PT&TH Thanh Hóa.

Nức thơm bánh đa làng Chòm, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa

Nức thơm bánh đa làng Chòm, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa

09:44 , 29/04/2024

Ở Việt Nam có rất nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, và một trong số đó chính là nghề làm bánh đa. Nếu ở Bắc Giang nổi tiếng với bánh đa Kế; Thái Bình nổi tiếng với bánh đa làng Dụ Đại thì Thanh Hóa nổi tiếng với bánh đa Chòm ở xã Tân Châu, huyện Thiệu Hoá - vùng đất nức tiếng xa gần với nghề làm bánh đa có lịch sử hàng trăm năm tuổi.

Mang phở Việt đến thành phố Rovaniemi, Phần Lan

Mang phở Việt đến thành phố Rovaniemi, Phần Lan

09:32 , 29/04/2024

Đam mê món ăn truyền thống Việt, 3 nữ du học sinh Việt Nam đã quyết tâm mở nhà hàng phở Việt đầu tiên ở thành phố Rovaniemi, Phần Lan và đem đến trải nghiệm không thể nào quên cho du khách thưởng thức Phở trong thời tiết giá lạnh của Cực Bắc.