Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Ngay trong những tháng đầu năm, nhiều ngân hàng đã hạ lãi suất, đưa ra các gói tín dụng lớn với lãi suất cho vay ưu đãi, giảm từ 0,5 đến 3%/năm cho khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên như doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đây là thông tin tích cực đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh sản xuất, kinh doanh được dự báo tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2023.
Công ty TNHH xây dựng thương mại dịch vụ HTQ vừa được Ngân hàng Công thương Chi nhánh Sầm Sơn giải ngân vốn lưu động với lãi suất hợp lý để tập kết và dự trữ hàng hóa. Đại diện doanh nghiệp cho biết, ngoài nguồn vốn sẵn có, kênh huy động vốn chủ yếu vẫn là từ phía ngân hàng. Hiện nhu cầu vốn cho chu kỳ kinh doanh mới cũng tương đối lớn, do đó, việc tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi ở thời điểm này sẽ là đòn bẩy tài chính để doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ông Vũ Như Hưng, Công ty TNHH xây dựng thương mại dịch vụ HTQ cho biết: "Ngân hàng Công thương cho vay thủ tục đơn giản, hướng dẫn tận tình, có sự hỗ trợ của Ngân hàng Công thương, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển tiếp, hy vọng năm 2023 được mở room của ngân hàng thì sản xuất kinh doanh và sức mua của người dân tốt hơn".
Thời gian qua, khu vực sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gặp khó về dòng vốn khi lãi suất ở mức cao. Vì vậy, việc ngân hàng giảm lãi suất, dành các gói tín dụng lớn với lãi suất ưu đãi ngay từ những tháng đầu năm, được các doanh nghiệp trên địa bàn đón nhận khá tích cực. Bởi thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đang trở lại guồng quay sản xuất với những đơn hàng mới, nguồn vốn tín dụng sẽ thúc đẩy việc hoàn thành các đơn hàng; chi trả nhiều nhu cầu khác như lương thưởng, hay ứng trước tiền nguyên liệu để kịp tiến độ giao hàng cho đối tác.
Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp Công ty TNHH xuất khẩu thủy sản FXPT, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi nhận được nguồn vốn của ngân hàng, rất may mắn bởi dựa vào nguồn vốn đấy chúng tôi vận hành nhà máy hoạt động ổn định, kinh doanh cũng như tạo việc làm. Hiện nhà máy có 200 công nhân dựa vào nguồn vốn vay, ngoài tạo việc làm còn xắp sếp được nguyên liệu cung ứng cho nhà máy".
Năm 2022, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thanh Hóa đạt gần 176.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 15,8% so với đầu năm, cao hơn mức bình quân chung cả nước. Đây là tín hiệu rất đáng mừng, không chỉ cho thấy năng lực đáp ứng tốt của ngành Ngân hàng, mà còn phản ánh sự hấp thụ tốt của nền kinh tế và đo lường "sức khỏe" của cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh.
Bám sát định hướng hoạt động của ngành và các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, năm 2023, ngành Ngân hàng Thanh Hóa đề ra mục tiêu: Nguồn vốn huy động tăng trưởng 11%; hoạt động cho vay tăng trưởng 16%. Ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hóa đã triển khai quyết liệt, mạnh mẽ các giải pháp về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn lực tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng vay vốn; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong hoạt động của ngành, góp phần khôi phục và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Ông Trần Đức Thịnh, Giám đốc Viettinbank Chi nhánh Sầm Sơn cho biết, từ cuối 2022, mặt bằng lãi suất có biến động lớn, Viettinbank đã đi đầu trong thực hiện chính sách ổn định lãi suất, huy động vốn ổn định, tuân thủ trần lãi suất huy động, do đó lãi suất vay ổn định, như gói doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp 7,5%; xuất nhập khẩu dành 20 nghìn tỷ, lãi suất chỉ từ 7,5%. Ông Phan Văn Phòng, Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh Bắc Thanh Hóa cũng cho biết trên cơ sở giảm lãi suất đầu vào và tiết kiệm các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ ổn định, theo xu hướng giảm lãi suất, bởi khi mặt bằng lãi suất đầu vào giảm, ngân hàng giảm lãi suất cho vay, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn.
Nhận định về triển vọng kinh doanh năm 2023, nhiều ý kiến cho rằng, phần lớn các doanh nghiệp Thanh Hóa đang gặp khó khăn do đơn đặt hàng giảm rõ rệt, trong khi chi phí đầu vào chưa giảm tương ứng. Do đó, yếu tố lãi suất sẽ tác động đáng kể lên hoạt động kinh doanh, khi nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vẫn rất lớn. Vì vậy, ngân hàng cần đồng hành với doanh nghiệp, có các chính sách hỗ trợ phù hợp; ưu tiên sử dụng nguồn huy động vốn tại chỗ để đáp ứng nhu cầu vay; kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý, hỗ trợ phục hồi sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
Thanh Hóa: Doanh thu bán lẻ hàng hoá năm 2024 đạt gần 198 nghìn tỷ đồng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 198 nghìn tỷ đồng, bằng 105,1% kế hoạch và tăng 14,3% so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD
Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, luỹ kế đến nay đã có 530 dự án của các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD.
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2025 đạt 19% trở lên
Ngày 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã Nghi Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 17, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Thanh Hoá vượt mục tiêu xuất khẩu lao động năm 2024
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu xuất khẩu lao động của cả năm. Kết quả này là do khai thác tốt thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Xuất khẩu cá tra 11 tháng 2024 đạt 1,8 tỷ USD và đang trên đường về đích
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 11/2024 đạt 179 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 11/2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025
Châu Á là thị trường xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024 với thị phần 48,2%. Hai khu vực tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 23,7% và 11,3%... Theo các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 sang các khu vực là rất lớn.
Ngành thuế cả nước thu ngân sách nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Lần đầu tiên ngành thuế vượt 1,7 triệu tỷ đồng thu ngân sách năm. Thông tin được Tổng cục Thuế công bố tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025; công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, vừa diễn ra vào sáng ngày 19/12.
Yên Định có thêm 10 sản phẩm OCOP 3 sao
Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực, hỗ trợ chủ thể, hộ kinh doanh, hợp tác xã chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phục tráng, thâm canh 28.290 ha luồng
Đến đầu tháng 12 năm 2024, các huyện vùng thâm canh luồng đã hoàn thành kế hoạch thâm canh, phục tráng luồng năm 2024.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá
Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá. Trong đó có 134 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và 659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.