Đường dây nóng: 0237 3721150

Nguy kịch vì chữa bệnh theo kiểu mê tín dị đoan

Mới đây, lại có thêm những bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, biến chứng nặng do chữa bệnh bằng những phương pháp mê tín dị đoan. Đây không phải là những trường hợp hiếm, đã có rất nhiều người chịu hậu quả nặng nề vì những phương pháp này.

03/12/2017 14:48
Nguy kịch sau khi bị thầy pháp hành xác

Mới đây, các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy đã giật mình khi tiếp nhận 2 bệnh nhân là 2 chị em ruột cùng nhập viện sau khi bị thầy pháp hành xác. “Tôi cứ nghĩ bây giờ người ta không còn tin vào cách chữa bệnh này nữa. Ai ngờ vẫn có người tin và chữa bệnh bằng cách đó. Bệnh nhân không phải ở vùng sâu vùng xa mà lại ở cách Sài Gòn chỉ vài chục cây số” - BS Vũ Dzuy, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ.

2 bệnh nhân trên là chị N.T.Th (47 tuổi) và N.T.N (34 tuổi) cùng sống ở Bình Dương, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Cả 2 bệnh nhân đều có rất nhiều vết bầm tím trên người. Người nhà cho biết, cách đây 1 tháng, chị N.T.Th (47 tuổi) có biểu hiện thường xuyên nói nhảm, tự xưng là hồn ma của ông bà. Thấy vậy, gia đình đã mời một thầy pháp từ Đắk Lắk xuống nhà để làm phép trừ tà cho chị N.T.Th .

Vào ngày 14.11, thầy pháp xuống nhà riêng của vợ chồng chị N.T.Th để làm phép. Theo người nhà, mỗi lần làm phép, “thầy” dùng một cây roi bằng cây dâu tằm rất to để đánh liên tiếp vào người chị Th. Mỗi lần làm phép này diễn ra từ 1-1,5 giờ đồng hồ. Tuy chị Th bị bầm tím khắp người, nhưng “thầy” vẫn tiếp tục làm phép cho chị Th thêm 1 lần vào ngày 15.11. Sau đó, khi chị Th gần ngất xỉu, “thầy” phán rằng ma đã từ chị N.T.Th nhập sang cô em gái là N.T.N. Do vậy, thầy đã tiến hành làm phép luôn cho chị N.T.N.

Sau khi được thầy làm phép, 17 giờ cùng ngày, cả hai chị em bị mệt, khó thở nên được người nhà đưa vào bệnh viện Bình Dương. Do tình trạng 2 bệnh nhân quá nặng nên đã được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy để cấp cứu. BS Vũ Dzuy cho biết, chị N.T.Th nhập viện trong tình trạng rất nặng. Chị với chẩn đoán đa chấn thương, vùng cổ có tụ máu lớn nên gây suy hô hấp. Bệnh nhân đã được đặt nội khí quản và chuyển lên khoa Hồi sức tích cực.

Người em gái là chị N.T.N bị bầm máu toàn thân kèm chẩn đoán suy thận cấp. Bệnh nhân đã được chuyển lên khoa Nội thận của Bệnh viện Chợ Rẫy. Theo BS Vũ Dzuy, khi bệnh nhân bị đánh đến bầm dập, cơ bị tổn thương và sinh ra chất độc đi vào máu. Thận không lọc được chất độc nên dẫn đến suy thận cấp.

Theo anh N.N.Cường, chồng chị N.T.N, mỗi lần làm phép, “thầy” đuổi hết người nhà ra ngoài. “Thầy” sắm 27 cây roi, cứ đánh gãy cây này thì lại dùng cây khác để đánh: “Lúc thầy đánh vợ, tôi thấy vợ la lên. Tôi thấy vợ đau, đi không nổi nên thương lắm, nhưng thầy không cho nghỉ. Gia đình vốn không tin mấy kiểu điều trị bệnh như thế này. Nhưng ông thầy pháp là bạn của chồng chị N.T.Th và đã chữa khỏi cho vài người trong xóm nên gia đình khá kì vọng. Gia đình chỉ nghĩ thầy làm phép bằng cách đốt bùa, khấn vái gì đó, không nghĩ ông đánh người nhà của tôi ra đến nông nỗi này” - Anh Cường bức xúc.

Theo BS Vũ Dzuy, qua miêu tả của người nhà bệnh nhân, với biểu hiện nói nhảm và tự xưng là hồn ma, bệnh nhân có thể đang mắc chứng rối loạn tâm thần. Lẽ ra, thay vì mời thầy pháp, gia đình nên đưa bệnh nhân đến các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần để chẩn đoán và điều trị.

Hoại tử tuyến giáp vì bùa phép

Mới đây, Khoa Ngoại lồng ngực- mạch máu - bướu cổ, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cũng phải tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân bị biến chứng vì phương pháp chữa bệnh phản khoa học.

Ông N.T.B (ở Thủ Đức, TPHCM) được người nhà đưa đến Bệnh viện trong tình trạng khối bướu cổ lớn, choán hết vùng cổ và biến dạng. Qua thăm khám và các xét nghiệm, ông B được xác định ung thư tuyến giáp dạng nhú. Ông B cho biết, cách đây 5 năm, ông phát hiện bướu cổ nhưng không đến bệnh viện điều trị vì ám ảnh phẫu thuật. Ông tìm đến phương pháp dân gian, ai mách gì ông đều làm theo: “Người thì bày tôi đắp lá cây, đắp thuốc rượu này kia lên khối bướu. Nhưng tôi không thấy bướu xẹp và khô như người ta nói mà càng ngày càng lớn, không chịu nổi nữa nên mới tới bác sĩ”. Ông B kể lại.

Theo các bác sĩ, trong vài tháng gần đây, Khoa Ngoại lồng ngực - mạch máu - bướu cổ, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM tiếp nhận trên 5 trường hợp mắc bệnh lý về tuyến giáp vào viện trong giai đoạn muộn với nhiều biến chứng.

Cũng điều trị tại đây với một khối bướu cổ bị nhiễm trùng nặng, có nguy cơ hoại tử, ông P.N.B (ở Tây Ninh) cho biết mình đã chữa bướu cổ thông qua… thầy phán. Ông B phát hiện bướu cổ nhưng cũng tìm đến thầy phán thay vì đi bệnh viện: “Mấy cục u, bướu ở chỗ nào ông thầy cũng phán cho nó hết. Đầu tiên là dùng viết chữa, bùa chú lên khối bướu. Sau đó, thầy lấy nhang đốt và lẩm nhẩm phán”. Ông B tả lại. Bướu không những không hết, nhưng hậu quả thì thấy rõ ngay sau đó. Ông B phải đến Bệnh viện điều trị trong tình trạng bướu ngày một xấu đi, phẫu thuật cũng khó.

BS Trần Như Hưng Việt, Phó Khoa Ngoại lồng ngực - mạch máu - bướu cổ - Bệnh viện Nhân dân Gia Đình cho biết, việc bệnh nhân đắp lá, đốt khối bướu sẽ gây viêm dính, cản trở trong quá trình phẫu thuật sau đó. Điều này đồng nghĩa với việc gây biến chứng làm cho bệnh nhân mất tiếng và gây biến chứng chảy máu và đặc biệt có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng cho bệnh nhân.

Trong khi đó, BS Nguyễn Tuấn Anh, Khoa Ngoại lồng ngực - mạch máu - bướu cổ - Bệnh viện Nhân dân Gia Đình khẳng định, bướu tuyến giáp là bệnh dễ điều trị. Bệnh nhân có triệu chứng khối ở cổ, hoặc là các triệu chứng nuốt nghẹn, nuốt vướng, hay khó thở thì nên đến bệnh khám và chẩn đoán thích hợp. Nếu bướu nhỏ, bệnh nhân có thể không cần phẫu thuật. Đối với bướu lớn, bướu độc, bướu ung thư sẽ được phẫu thuật. Cũng theo các bác sĩ, việc điều trị tuyến giáp có nhiều phương thức khác nhau, nhưng điều kiện quan trọng nhất là phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Qua những trường hợp trên, các bác sĩ cho rằng bệnh nhân không nên tin, nghe theo các phương pháp chữa bệnh bằng mẹo, mê tín dị đoan. Bởi các phương pháp này không dựa trên cơ sở khoa học nào. Bệnh nhân không những không hết bệnh mà còn tốn tiền, tốn thời gian vàng trong điều trị. Bên cạnh đó, phương pháp chữa bệnh này còn gây biến chứng nặng nề, ảnh hưởng nặng tới bệnh lý của bệnh nhân, có thể khiến bệnh nhẹ thành nặng. Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bệnh nhân buộc phải đến bệnh viện khám và chẩn đoán, điều trị bệnh với bác sĩ chuyên khoa.


Luật sư Nguyễn Hữu Học, Giám đốc Cty Luật TNHH TDH, Đoàn Luật sư TPHCM. Ảnh: Nam Dương

Luật sư Nguyễn Hữu Học, Giám đốc Cty Luật TNHH TDH, Đoàn Luật sư TPHCM. Ảnh: Nam Dương

Có thể bị xử lý hình sự

Câu chuyện trên phản ánh một thực tế, thầy pháp không được đào tạo chuyên môn cũng như không được cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh, nhưng đã thực hiện việc chữa bệnh. Hành vi của thầy pháp không có bất kỳ cơ sở khoa học nào, chỉ dựa vào niềm tin mù quáng để chữa bệnh là vi phạm điều cấm của pháp luật. Nếu có căn cứ cho thấy thầy pháp này lợi dụng sự mê muội của người bệnh để trục lợi, thì tùy theo mức độ mà có hình thức xử lý thích đáng.

Như vậy, để có thể xem xét trách nhiệm hình sự thì cần phải có thêm các điều kiện như đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng... Vì thế, cần phải xác minh, làm rõ mức độ vi phạm pháp luật của thầy pháp này. Trường hợp chưa đến mức xử lý trách nhiệm hình sự thì cũng phải xử phạt hành chính để làm căn cứ cho xử lý trách nhiệm hình sự nếu còn tái phạm. Nếu đã đủ căn cứ thì cần khởi tố để truy cứu trách nhiệm hình sự với thầy pháp này.
TheoMinh Phạm

Lao động


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ

09:01 , 02/07/2025

Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi

08:05 , 02/07/2025

Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

08:03 , 02/07/2025

Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế

18:10 , 01/07/2025

Ngày 1/7, hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực. Những thay đổi này không chỉ mở rộng quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện công bằng y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân một cách thiết thực và bền vững.

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026

08:25 , 01/07/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164 ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử là sổ bảo hiểm xã hội được Bộ Tài chính tạo lập bằng phương tiện điện tử, chứa đựng thông tin như sổ bảo hiểm xã hội bản giấy và có thể thay thế sổ bảo hiểm giấy trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan Nhà nước có liên quan.

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

21:58 , 30/06/2025

Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035

21:36 , 30/06/2025

Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết

07:20 , 30/06/2025

Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè

08:04 , 29/06/2025

Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027

14:12 , 28/06/2025

Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.