Nguyễn Mạnh Hà - người thầy tâm huyết đưa môn Hàn-Cơ khí vào dạy trực tuyến
Tưởng chừng không thể đưa môn Hàn - Cơ khí vào giảng dạy trực tuyến, nhưng thầy Hà đã thực hiện được, khiến bao thầy cô khâm phục.
Thầy Mạnh Hà là một trong số 7 nhà giáo (trên tổng số 101 nhà giáo) lọt vào chung kết, đạt giải tại cuộc thi Thiết kế bài giảng trực tuyến năm 2021 do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lần đầu tổ chức.
Từ kỹ thuật viên cơ khí trở thành giáo viên
Tốt nghiệp ngành Công nghệ Hàn của Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định năm 2010, thầy Hà làm kỹ thuật viên tại công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ ở Đông Triều - Quảng Ninh.
Năm 2015, sau khi học cao học ngành Kỹ thuật cơ khí tại Học viện Kỹ thuật quân sự. Với sự hăng say và mong muốn mang kiến thức ngành Hàn - Cơ khí đến cho sinh viên trường nghề, thầy Hà quyết định về giảng dạy tại Trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh.
Thầy Hà chia sẻ: "Nghề Hàn - Cơ khí trước kia chưa đáp ứng được nhân lực có kỹ năng tay nghề cao của các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ và kỹ năng nghề thật tốt.
Nắm bắt được xu thế, mong góp sức nhỏ vào sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp nghề Hàn - Cơ khí cho Việt Nam. Tôi đã có một bước ngoặt lớn trong cuộc đời để trở thành giáo viên".
Khi được hỏi lý do chọn trường Cao đẳng Xây dựng và Cơ điện Bắc Ninh làm nơi ươm mầm những lao động có trình độ cao ngành Hàn - Cơ khí, thầy Hà cho biết: "Là ngôi trường có 50 năm xây dựng và phát triển, nhu cầu sinh viên học ngành Hàn - Cơ khí tại trường cũng rất nhiều. Chưa kể, đây cũng là ngôi trường đang đào tạo 4 nghề trọng điểm quốc tế, có cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo hàng đầu cả nước".
Tận tâm, say mê với nghề
Chia sẻ với phóng viên Dân trí về quan điểm dạy học của mình, thầy Hà hào hứng: "Quá trình dạy học không phải đơn thuần chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức, nó còn là quá trình vun đắp nhân cách, lòng nhân ái cho cả một thế hệ".
Xuất phát từ tâm niệm này, thầy Hà luôn trăn trở vì thị trường lao động của Việt Nam đang rất cần những người thợ Hàn - Cơ khí không những lành nghề mà còn có cả kiến thức về nghề nghiệp. Khi đối tượng giảng dạy trực tiếp trong trường gồm cả sinh viên cao đẳng chính quy và học sinh trung cấp thầy Hà lại càng trăn trở hơn.
Bởi: "Với sinh viên hệ cao đẳng chính quy sau khi các em đã tốt nghiệp THPT, các em đã trưởng thành và chín chắn hơn ít nhiều so với các em Trung cấp (nhất là đối với các em Trung cấp mới tốt nghiệp cấp 2, các em học cả nghề và văn hóa).
Các em đó còn rất nhỏ, còn có những nhận thức chưa đúng đắn, và với trách của người thầy tôi không chỉ dạy các em những kiến thức chuyên môn về nghề mà còn đi kèm với việc giáo dục các em nhân cách, lòng yêu nghề để sau này khi các em tốt nghiệp không những các em có kiến thức có kỹ năng mà còn có cả lòng yêu nghề, tương thân tương ái".
Điều đó được thể hiện rất rõ ở những lớp thầy Hà làm giáo viên chủ nhiệm. Khi mới vào, các em mới tốt nghiệp lớp 9, sau đó nhìn các em lớn từng ngày và thay đổi từng ngày, những nhà giáo phải kết hợp cả giảng dạy về kiến thức và giáo dục cả về nhân cách và tác phong nghề nghiệp cho các em.
"Học sinh trường nghề rất đa dạng và đặc biệt với học sinh mới tốt nghiệp THCS, tôi luôn có số điện thoại của gia đình từng em để kết hợp giữa nhà trường với gia đình cùng giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho các em.
Đặc biệt, các em đang trong lứa tuổi mới lớn ham chơi, nhiều em còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của nghề nghiệp, còn học chống đối… Lúc đó, người thầy phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của các em để cùng giáo dục và định hướng đúng.
Nếu không nắm bắt tình hình kịp thời hoặc không hiểu được các em thì dễ để các em lơ là việc học cũng như sẽ có những biểu hiện tham gia học chống đối, học không hiệu quả…", thầy Hà tâm sự.
Luôn đổi mới, sáng tạo trong việc giảng dạy môn Hàn - Cơ khí
Theo thầy Hà, nghề Hàn là một trong những nghề đặc thù, vất vả, nhất là đối với các em sinh viên Trung cấp. Các em chưa nhận thức được, nhiều em thấy vất vả là các em ngại thực hành, nhiều lúc giáo phải thay đổi phương pháp dạy và học.
Ngoài ra, thầy Hà còn thường xuyên chia sẻ về cơ hội việc làm mà nghề hàn mang lại khi các em tốt nghiệp, không chỉ dừng lại ở việc đi xuất khẩu lao động, ở các công ty doanh nghiệp luôn luôn thiếu những người thợ hàn lành nghề. Thậm chí các em có thể học hỏi thêm kinh nghiệm thực tế sau khi ra trường vài năm, rồi có thể tự mở xưởng cho bản thân với vốn kinh phí rất nhỏ và thu nhập cũng không hề thấp.
"Đặc biệt với công nghệ 4.0 như hiện nay tôi thường sưu tầm những video, hình ảnh đặc thù của nghề để tăng thêm hứng thú cho các em khi tham gia học, đôi khi có thể hỏi han một số câu chuyện đời thường của các em hoặc những câu chuyện vui để thầy trò có thể gần gũi hơn, hiểu nhau hơn và cho các em thêm hứng thú học và yêu nghề hơn", thầy Hà nói.
Là một trong 404 nhà giáo GDNN tham dự hội giảng "đặc biệt" tính từ năm 1998 trở lại nay với việc lần đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong một bối cảnh đặc biệt, thầy Hà cũng chia sẻ một vài điểm nổi bật trong bài giảng của mình tham gia dự thi lần này.
Thầy Hà chia sẻ: "Đầu tiên là sau khi biết được chuyển từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến do dịch bệnh, bản thân tôi cũng có những thay đổi để phù hợp hơn với thực tế giảng dạy trực tuyến như:
Từ dẫn nhập ban đầu để tạo hứng thú cho người học tôi đã sưu tầm những hình ảnh và tự ghi âm một đoạn video về sự phát triển của ngành công nghiệp để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung và đặc biệt với ngành công nghệ hàn nói riêng, những ứng dụng của mối hàn MAG ở vị trí 2F trong các ngành công nghiệp và trong thực tế.
Mở rộng hơn đến những kiến thức thực tế, những ứng dụng của bài học ngày hôm nay trong thực tế các công ty, doanh nghiệp đang áp dụng và chính những đơn hàng khung nhà kết cấu thép đang được Trung tâm dịch vụ sản xuất và đời sống của trường đang nhận thi công ở Cơ sở 2 của trường cũng đang là những mối hàn đó.
Ngoài ra vẫn không thể thiếu được việc kết hợp các phương pháp giảng dạy như: Trực quan, đàm thoại, thao tác mẫu…. Việc kiểm tra những kiến thức của bài học tôi dùng câu hỏi trắc nghiệm được tôi làm trên Google Form để cuối bài học tôi cho các em sử dụng điện thoại một phút để thực hiện trả lời các câu hỏi trắc nghiệm đánh giá về kiến thức của các em".
Văn Hiền/ Dân trí
Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động hướng đến ngày 30/4 tại các trường học
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc để tri ân những hy sinh của các thế hệ cha ông, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc và phát huy giá trị lịch sử trong giai đoạn mới. Từ các buổi sinh hoạt dưới cờ đến các hội thi, hoạt động văn nghệ, các em học sinh đều tham gia một cách nhiệt tình, mang lại không khí sôi động và đầy ý nghĩa.

vnEdu Connect: Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo
Là một trong những giải pháp tiêu biểu góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam, ứng dụng kết nối nhà trường và phụ huynh – vnEdu Connect của Tập đoàn VNPT đang ngày càng được nhiều trường học và phụ huynh trên cả nước tin tưởng lựa chọn.

Việt Nam giành 6 huy chương Vàng thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan
Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đoàn Việt Nam tham dự sân chơi toán học quốc tế tại Turkmenistan giành kết quả xuất sắc với 6/6 học sinh đạt huy chương vàng.

Festival kinh tế năm 2025
Tối 26/4, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Festival kinh tế năm 2025 với chủ đề “Kinh tế xanh”.

Khơi dậy sáng tạo qua giáo dục STEM
Giữa không gian xanh mát của Công viên Hội An (Thành phố Thanh Hóa), hàng trăm em học sinh tiểu học đã có một ngày trải nghiệm đầy lý thú và sáng tạo cùng chương trình “Nhà thám hiểm nhí – Hành trình về phố cổ Hội An” do Trường Tiểu học, THCS và THPT Vinschool Star City tổ chức. Đây không chỉ là một hoạt động ngoại khóa, mà còn là “lớp học đặc biệt” đưa các em bước vào thế giới STEM – nơi kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học được lồng ghép một cách sinh động qua những trạm khám phá, thí nghiệm, xây dựng và tư duy logic.

Những thầy giáo mầm non vùng cao
Thanh Hóa là một trong những địa phương của cả nước có số lượng thầy giáo dạy học mầm non tương đối đông. Điều đặc biệt, các thầy giáo mầm non ở xứ Thanh đều có hàng chục năm gắn bó với các huyện miền núi. Họ tận tâm với nghề, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ, dạy từng lời ca, điệu múa cho các em.

UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1200 ngày 22/4/2025 phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Hơn 1,1 triệu học sinh sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Dự kiến hơn 1,1 triệu học sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT vào cuối tháng 6 năm 2025. So với năm ngoái, số thí sinh tăng từ 1,06 lên trên 1,1 triệu, cao hơn khoảng 40.000 em. Con số nêu trên là nhóm học sinh tốt nghiệp năm nay, chưa tính thí sinh tự do.

Những lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025
Từ ngày 21 đến 28/4, thí sinh cả nước thực hiện việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025. Năm nay, thí sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do đều thực hiện đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến. Để tránh những sai sót đáng tiếc ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh hoàn thành thủ tục đăng ký dự thi.

Sôi nổi hội thi Rung chuông vàng ở Mường Lát
Mới đây, tại Trường Tiểu học Quang Chiểu 2 xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát tổ chức Hội thi "Rung chuông vàng" năm học 2024 - 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.