Nguyên nhân các phương tiện thủy nội địa không có đăng kiểm
Thống kê hiện nay Thanh Hóa đang có hơn 180 phương tiện thủy nội địa đã hết hạn kiểm định nhưng vẫn chưa thể đăng kiểm. Nguyên nhân chính là bởi chủ phương tiện thủy nội địa đã tự ý hoán cải từ phương tiện chở hàng khô sang vận chuyển khai thác cát, khiến thông số kỹ thuật của phương tiện không đúng với thiết kế ban đầu. Bên cạnh đó, hiện nay Thanh Hóa chỉ có 2 cơ sở đủ điều kiện sửa chữa phương tiện trước khi lên đà đăng kiểm đều nằm ở khu vực hạ lưu, trong khi phương tiện phần lớn lại nằm ở vùng thượng lưu. Do vậy việc di chuyển đưa phương tiện đến khu vực lên đà gặp nhiều khó khăn.
Hơn 1 năm nay, 6 phương tiện ở phường Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa vẫn không thể hoạt động do phương tiện đã hết hạn đăng kiểm. Để có thể đủ điều kiện kiểm định, những phương tiện này phải tháo dỡ toàn bộ phần máy lắp đặt thêm dùng để bơm hút chở về theo đúng thiết kế tàu khô. Vì vậy, nhiều chủ phương tiện ở đây đã không thực hiện đăng kiểm.

Ông Tạ Quang Lân, khu phố 9, phường Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong khi phương tiện của chúng tôi chỉ có 500 triệu nhưng báo giá đăng kiểm chi phí 350 triệu đến 400 triệu 1 thuyền thì chúng tôi làm sao được."

Còn với trường hợp ông Nguyễn Văn Đức ở xã Yên Phong, huyện Yên Định, mặc dù rất muốn đưa phương tiện thủy nội địa đến cơ sở sửa chữa, hoán cải, đóng mới tàu thuyền để lên đà đăng kiểm nhưng nhiều năm nay vẫn không thể di chuyển phương tiện. Bởi lẽ, hiện nay trên tuyến sông Mã đang có 2 đập ngăn dòng chảy ở khu vực gần cầu Kiểu và cầu Hoành nên phương tiện chỉ có thể hoạt động trong phạm vi chưa đến 3 km, từ xã Yên Phong đến xã Yên Thái.

Ông Nguyễn Văn Đức, xã Yên Phong, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khu vực hiện không có nơi nào đưa lên đà vì dưới có đập chắn hết rồi, nước cạn chỉ có thể để đây. Để lên đà thì chỉ có cách đi đường bộ. Mà như vậy thì phải cắt thuyền ra mới di chuyển được vì thuyền dài mấy chục mét. Mong muốn nhà nước cho xây dựng điểm lên đà tại vị trí gần nhất để đăng kiểm được chứ giờ phương tiện dài mấy chục mét không thể đưa lên được."

Ông Đỗ Quang Sáng, Chi Cục trưởng Chi Cục đăng kiểm 12 chi nhánh Thanh Hóa
Ông Đỗ Quang Sáng, Chi Cục trưởng Chi Cục đăng kiểm 12 chi nhánh Thanh Hóa cho biết: "Nắm bắt được tồn tại về đăng kiểm phương tiện, chúng tôi đã đề xuất có 2 phương án; một là chủ phương tiện thuê đơn vị thiết kế từ tàu chở hàng khô sang tàu hút, hai là tàu tháo dỡ toàn bộ thiết bị không đúng chức năng, chúng tôi sẽ kiểm tra và đạt sẽ cấp chứng nhận đăng kiểm."
Để tháo gỡ khó khăn cho chủ phương tiện thủy nội địa trong hoạt động lên đà, Chi Cục Đăng kiểm số 12 đã có văn bản đề nghị ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa sớm bổ sung quy hoạch nhà máy sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, thu hút đơn vị đầu tư cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền tại khu vực thượng lưu. Bên cạnh đó, đề nghị Cục đăng kiểm Việt Nam sửa đổi, bổ sung quy chuẩn 89 về đăng kiểm để phù hợp với thực tế đặc thù đường thủy địa phương hiện nay.

Điện lực Thanh Hoá nỗ lực khắc phục sự cố do bão số 3 gây ra
Từ khoảng 10h ngày 22/7/2025, cơn bão số 3 (Wipha) chính thức đổ bộ vào tỉnh Thanh Hóa, mang theo gió giật mạnh và mưa lớn kéo dài trên diện rộng, gây ngập lụt cục bộ tại nhiều khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống Nhân dân cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là lưới điện.

Thiệt hại do bão số 3 gây ra tại xã vùng cao Bát Mọt
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 Wipha, từ trưa ngày 22/7, mưa lớn kéo dài đã gây ngập úng hoa màu và sạt lở tại nhiều thôn trên địa bàn xã Bát Mọt. Thế nhưng, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị theo phương châm “4 tại chỗ”, Bát Mọt đã hạn chế tối đa thiệt hại.

Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở Thanh Hóa từ 24 - 26/7
Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá, trong 24 giờ qua, khu vực tỉnh Thanh Hoá tổng lượng mưa tại các trạm khí tượng thuỷ văn phổ biến từ 100 - 300mm, có nơi cao hơn. Cảnh báo, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá sẽ tiếp tục có mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Phường Đông Sơn khắc phục hậu quả sau khi bão đi qua
Ngay sau khi bão số 3 (Wipha) đi qua, phường Đông Sơn đã tập trung chỉ đạo các lực lượng khẩn trương khắc phục ảnh hưởng do mưa bão gây ra.

Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; cung cấp dịch vụ số mới được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại Thanh Hoá
Trong 24 giờ qua (từ 8 giờ ngày 22/07 đến 8 giờ ngày 23/07), khu vực các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai, Thanh Hóa và Nghệ An đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Độ ẩm đất một số khu vực đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Xã Phú Xuân khẩn trương khắc phục thiệt hại sau bão số 3
Trong những ngày qua, các lực lượng chức năng xã Phú Xuân, tỉnh Thanh Hoá đã ứng trực 100% quân số sẵn sàng ứng phó với bão số 3. Hiện nay, các lực lượng được huy động khắc phục hậu quả của bão và mưa lớn.

Tăng cường phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Hiện nay, tại Thanh Hóa, tình hình dịch bệnh tả lợn châu Phi đang diễn biến rất phức tạp, từ ngày 30/6 đến hết ngày 20/7, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 89 hộ, thuộc 50 thôn của 14 xã, phường trên địa bàn tỉnh; 514 con lợn với tổng trọng lượng gần 28 tấn đã được tiêu hủy để ngăn ngừa nguy cơ lây lan.

Khắc phục sạt lở, thông tuyến quốc lộ 15C
Do ảnh hưởng cơn bão số 3, tại khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa nhiều tuyến đường bị ngập lụt, sạt lở, đặc biệt, tại Km 77+500 quốc lộ 15C thuộc địa bàn xã Nhi Sơn khối lượng đất đá sạt lở lớn, tràn ra mặt đường, gây tắc đường cục bộ.

Bảo đảm cung ứng nguồn nước an toàn sau cơn bão số 3
Để đảm bảo cung cấp nước cho người dân sau bão số 3, Công ty cổ phần cấp nước Thanh Hoá đã nhanh chóng sửa chữa máy móc, thiết bị bị ngập lụt, giám sát chất lượng nước. Mục tiêu là sớm cấp đủ nước an toàn, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.