Đường dây nóng: 0237 3721150

Nguyên nhân gây mụn trứng cá và biện pháp khắc phục hiệu quả

Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn trứng cá mà chúng ta thường hay mắc phải trong cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

28/05/2019 17:04

Sự hình thành mụn trứng cá

Mụn trứng cá là vấn đề về da phổ biến hiện nay, có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính.

Mụn trứng cá ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ
Mụn trứng cá ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ

Mụn trứng cá là loại bệnh da liễu ảnh hưởng đến tuyến dầu của da. Bình thường, các lỗ nhỏ trên da (còn gọi lỗ chân lông) kết nối với tuyến dầu dưới da. Những tuyến này tạo ra chất dầu được gọi là bã nhờn. Lỗ chân lông kết nối với các tuyến này bằng một ống được gọi là nang. Bên trong nang, dầu chuyển các tế bào da chết đến bề mặt của da. Khi nang của một tuyến da bị bít lại, mụn sẽ mọc lên. Hầu hết mụn mọc ở trên mặt, cổ, lưng, ngực và vai. Mụn trứng cá không gây nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng có thể để lại sẹo.

Các nguyên nhân gây mụn trứng cá

Mụn trứng cá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và tồn tại dai dẳng. Nếu không có cách điều trị mụn phù hợp, bạn có thể sẽ gặp phải nhiều biến chứng như sẹo lõm, sẹo lồi, vết thâm. Vì vậy, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây mụn trứng cá để có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân gây mụn từ bên trong cơ thể

Nguyên nhân trực tiếp gây ra mụn trứng cá là do tình trạng tăng tiết bã nhờn dưới da. Tuy nhiên, sự tăng tiết bã nhờn này có thể đến từ những thay đổi bên trong cơ thể như:

- Rối loạn nội tiết tố: Ở độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai,... do lượng hormone sinh dục (androgen) tăng cao khiến cơ thể tiết ra dầu nhờn nhiều hơn bình thường.

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Sử dụng các thuốc có chứa thành phần như corticosteroid, androgen hoặc lithium sẽ khiến bạn có nguy cơ cao bị mụn trứng cá.

- Di truyền: Nếu trong gia đình có bố, mẹ đều bị mụn, nguy cơ bạn mắc mụn trứng cá là khá cao.

Nguyên nhân từ bên ngoài gây mụn trứng cá

Ngoài những nguyên nhân từ bên trong cơ thể, mụn trứng cá cũng xuất hiện và ngày càng nặng nề hơn do những thói quen sinh hoạt, chăm sóc da, ăn uống không hợp lý:

- Môi trường ô nhiễm: Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, dầu mỡ,... khiến bề mặt da hình thành nhiều ổ vi khuẩn, kết hợp cùng bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến mụn trứng cá.

- Vệ sinh da mặt không đúng cách: Việc không làm sạch da, không loại bỏ bã nhờn thừa, vi khuẩn trên bề mặt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho mụn sinh sôi, nảy nở. 

- Dùng mỹ phẩm kém chất lượng: Các loại kem trộn, kem làm trắng,... đều chứa thành phần hóa học có hại cho da, gây kích ứng, nhiễm độc mà biểu hiện đầu tiên chính là nổi mụn trứng cá. Nếu bạn dùng lâu dài có thể gây ra biến chứng nguy hiểm: Viêm da, teo da,...

- Lối sống, sinh hoạt: Thói quen thức khuya, sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích sẽ khiến quá trình trao đổi chất bị rối loạn, gây nên sự thay đổi hormone trong cơ thể. Các chức năng của gan cũng giảm sút, việc thải độc cũng hạn chế, làm cho cơ thể tích tụ độc tố, tăng tiết bã nhờn và gây mụn.

- Chế độ ăn uống thiếu hợp lý: Chế độ ăn uống thiếu vitamin như rau xanh, trái cây và ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, thức ăn nhanh, uống không đủ nước,... cũng khiến mụn trứng cá hình thành.

Mụn trứng cá thường dai dẳng, tái phát nhiều lần, khiến việc điều trị khó khăn, tốn nhiều thời gian. Để loại bỏ hoàn toàn mụn trứng cá, bạn phải tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ da liễu, đồng thời cần áp dụng chế độ chăm sóc da phù hợp, chặn đứng nguy cơ mụn tái phát.

Theo Thanh Thư/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế

18:10 , 01/07/2025

Ngày 1/7, hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực. Những thay đổi này không chỉ mở rộng quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện công bằng y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân một cách thiết thực và bền vững.

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026

08:25 , 01/07/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164 ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử là sổ bảo hiểm xã hội được Bộ Tài chính tạo lập bằng phương tiện điện tử, chứa đựng thông tin như sổ bảo hiểm xã hội bản giấy và có thể thay thế sổ bảo hiểm giấy trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan Nhà nước có liên quan.

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

21:58 , 30/06/2025

Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035

21:36 , 30/06/2025

Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết

07:20 , 30/06/2025

Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè

08:04 , 29/06/2025

Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027

14:12 , 28/06/2025

Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần

14:10 , 28/06/2025

Thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, có hiện tượng làm giả bệnh án tâm thần nhằm trục lợi hoặc giúp các đối tượng phạm tội trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý toàn hệ thống. Người đứng đầu đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra sai phạm.

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025

10:33 , 28/06/2025

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025 có những nội dung chính sau: - Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần - Thanh Hoá có thêm 4 bệnh viện đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử - Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khoẻ tham gia hiến máu

Bệnh sốt xuất huyết không còn xảy ra theo chu kỳ

Bệnh sốt xuất huyết không còn xảy ra theo chu kỳ

14:01 , 26/06/2025

Các chuyên gia y tế khuyến cáo Bệnh sốt xuất huyết không còn bùng phát dịch theo chu kỳ 5 năm/lần. Hiện nay, bệnh xảy ra quanh năm và diễn biến ngày càng khó lường. Vì vậy, rất cần các giải pháp tổng thể, thống nhất và bền bỉ thì chiến lược kiểm soát dịch mới thực sự phát huy hiệu quả lâu dài.