Nguyên nhân nào khiến tiền điện của người dân tăng đột biến?
Trời nắng nóng, những thiết bị làm mát trong nhà cần phải hoạt động nhiều hơn. Kỳ hóa đơn tháng 4 (sử dụng điện tháng 3) cũng kéo dài hơn 2 ngày. Đây là những nguyên nhân khiến tiền điện tăng cao.

Nhấn để phóng to ảnh
Một số gia đình ở TPHCM có hóa đơn tiền điện cao gấp 2 lần so với những tháng trước. Ảnh: Đại Việt
Chị Trần Phương Liên (ngụ quận 4) cho biết, gia đình chị đang rất bất ngờ vì hóa đơn tiền điện tháng 3/2020 đã tăng vọt so với những tháng trước.
“Bình thường, mỗi tháng gia đình tôi chỉ đóng hơn 900.000 đồng tiền điện nhưng tháng này nhà tôi phải đóng gần 1,8 triệu đồng. Tiền điện tăng gấp 2 lần khiến cả nhà ai cũng bất ngờ và lo lắng dù việc sử dụng điện cũng như những tháng trước”, chị Liên nói.
Chị Thu Hà (ngụ quận Phú Nhuận) chia sẻ, hóa đơn tiền điện tháng 3 của gia đình chị cũng tăng cao hơn so với những tháng trước khoảng 300.000 đồng.
“Trước đây, mỗi tháng nhà tôi dùng hết 1,3 triệu đồng tiền điện nhưng tháng này phải đóng 1,6 triệu đồng. Trong khi đó, mọi sinh hoạt của gia đình vẫn vậy, thậm chí tôi còn ít dùng máy lạnh hơn so với trước, thật là khó hiểu”, chị Hà nói.
Nhiều người dân tại TPHCM cũng đang “tá hỏa” về việc hóa đơn tiền điện tháng 3 tăng cao đột biến từ 30 – 40%. Một số gia đình còn có mức tăng gấp 2 lần so với bình thường.
Trao đổi về vấn đề nói trên, ông Bùi Trung Kiên, Phó TGĐ Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVN HCMC) cho biết, theo quy luật hàng năm, từ tháng 3 đến tháng 6 là mùa nắng nóng.
Nhiệt độ trung bình các tháng đều tăng cao, trong đó nhiều ngày có nhiệt độ lên đến 37 – 40 độ C. Tổng lượng điện tiêu thụ của TPHCM trong tháng 3 so với tháng 2 cũng tăng mạnh.
Tháng 3/2017 tăng khoảng 15, 6%, tháng 3/2018 tăng 22,13% và tháng 3/2019 tăng 21,24% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, càng nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện của thành phố càng tăng.

Nhấn để phóng to ảnh
Bảng thống kê điện năng tiêu thụ mùa nắng nóng của TPHCM trong những năm qua.
Theo ông Kiên, nếu phân tích cụ thể theo mục đích sử dụng điện thì lượng điện tiêu thụ cho sinh hoạt tăng mạnh hơn so với lượng điện tiêu thụ cho mục đích ngoài sinh hoạt. Ví dụ, năm 2019, lượng điện sinh hoạt tháng 3 và 4 tăng từ 30,69% đến 36,43% so với tháng 2.
“Rõ ràng là nắng nóng nên chúng ta sử dụng các thiết bị làm mát nhiều hơn. Bản thân các thiết bị làm mát cũng phải hoạt động nhiều hơn khi có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ngoài trời và trong phòng nên càng tốn nhiều điện hơn".
"Ví dụ, chúng ta có thói quen mở máy lạnh ở mức 25 độ C. Khi nhiệt độ ngoài trời là 32 độ C thì máy lạnh sẽ tốn ít điện năng hơn so với lúc nhiệt độ ngoài trời là 37 độ C”, ông Kiên nói.
Cũng theo ông Kiên, nguyên nhân tiếp theo chính là kỳ hóa đơn tháng 4 (sử dụng điện trong tháng 3) có số ngày sử dụng điện nhiều hơn 2 ngày so với kỳ hóa đơn tháng 3 (sử dụng điện trong tháng 2), tương đương 6,89%. Đây cũng là nguyên nhân khiến lượng điện năng tiêu thụ của kỳ hóa đơn này tăng nhiều hơn so với kỳ hóa đơn trước.
Ngoài ra, do dịch Covid-19, học sinh nghỉ học dài ngày, người dân ở nhà phòng dịch ngay trong thời gian nắng nóng nên việc sử dụng điện trong sinh hoạt tăng mạnh hơn. Một số người chưa chủ động tiết kiệm điện và liên tục mở máy lạnh khi thấy nóng.
Theo Tổng công ty Điện lực TPHCM, tổng lượng điện của khách hàng sinh hoạt tháng 3/2020 tăng 7,51% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lượng điện tiêu thụ của khách hàng sản xuất đã giảm 2,75% và khách hàng kinh doanh dịch vụ giảm 7,28%.
Đại diện EVN HCMC cũng khuyến nghị khách hàng, người dân cần tiết kiệm điện để tiền điện không tăng quá mức, ảnh hưởng đến chi tiêu của các hộ gia đình, nhất là trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19 hiện nay.
“Người dân hãy hạn chế đóng kín cửa và mở máy lạnh. Hãy tận dụng tối đa ánh sáng trời và thông gió tự nhiên. Thực hiện điều này không chỉ tiết kiệm điện mà còn rất có ý nghĩa phòng dịch vì ánh mặt trời có khả năng diệt khuẩn rất tốt. Sự thông thoáng cũng giúp làm giảm mật độ virus, vi khuẩn lây bệnh nếu có”, ông Bùi Trung Kiên chia sẻ.
Đại Việt/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hoá tham gia 3 gian hàng tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025
Tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025 tổ chức tại Hà Nội từ 6/5-11/5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức 3 gian hàng tiêu chuẩn để trưng bày hàng chục sản phẩm đặc trưng vùng miền, sản phẩm OCOP của các Hợp tác xã tiêu biểu trong tỉnh.

Nhiều tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản
4 tháng năm 2025, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 2,1 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ. Trong đó, nhiều nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản đang ghi nhận tín hiệu tích cực về đơn hàng, thị trường. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị doanh nghiệp đã linh hoạt đa dạng sản phẩm, kết nối tìm kiếm mở rộng khách hàng, thị trường.

Hơn 51.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Hiệu quả mô hình phát triển con nuôi đặc sản
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về các sản phẩm từ con nuôi đặc sản, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, nuôi con đặc sản. Qua đó, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Thanh Hóa tư vấn cho vay gần 71 tỷ đồng
Để hỗ trợ các hợp tác xã, thành viên hợp tác xã có nguồn lực, kinh phí đầu tư, nâng cấp và phát triển sản xuất, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa đã căn cứ vào nguyện vọng của các hợp tác xã và thành viên hợp tác xã để rà soát, kiểm tra điều kiện vay vốn của các đối tượng.

Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 13,0%; nhập khẩu tăng 18,6%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,79 tỷ USD.

Việt Nam thu hút hơn 13,8 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng, tăng gần 40%
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), tính đến ngày 30/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 30/4/2025, giải ngân vốn đầu tư công cả nước ước đạt gần 131 nghìn tỷ đồng, tương đương 14,1% tổng kế hoạch vốn năm 2025 và đạt 15,5% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.