Đường dây nóng: 0237 3721150

Nhà báo đi tìm câu trả lời về chính sách giảm nghèo

Với những ai thường xuyên theo dõi kênh VOV2- Đài Tiếng nói Việt Nam hẳn không còn xa lạ với những chương trình phát thanh phản ánh về chính sách giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

10/06/2019 06:45

Những vấn đề trong những "chính sách giảm nghèo" có thể nói đến hôm nay nó vẫn còn nguyên giá trị, là kênh thông tin quan trọng tham mưu giúp những người làm chính sách của Đảng và Nhà nước có những điều chỉnh phù hợp để chính sách xóa đói giảm nghèo đến với bà con dân tộc thiểu số thực sự thiết thực, hiệu quả và đi sâu vào đời sống xã hội. Phóng viên (PV) Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Hoàng Thu Thùy, một trong những nhà báo quan tâm và theo đuổi đề tài này, đã có rất nhiều tác phẩm hay, xúc động, được ghi  nhận. 

Nhà báo Hoàng Thu Thùy (giữa) đại diện nhóm tác giả nhận Giải A tại Lễ trao giải Cuộc thi các tác phẩm Báo chí về công tác xóa đói giảm nghèo (giai đoạn 2016 – 2020, lần thứ nhất, năm 2017)

Nhà báo Hoàng Thu Thùy (giữa) đại diện nhóm tác giả nhận Giải A tại Lễ trao giải Cuộc thi các tác phẩm Báo chí về công tác xóa đói giảm nghèo (giai đoạn 2016 – 2020, lần thứ nhất, năm 2017)

Nỗi buồn vẫn… chưa vơi

Nhà báo Hoàng Thu Thùy nói rằng, một trong những tác phẩm mà chị vẫn còn "vương vấn", nặng lòng chính là tác phẩm: “Chính sách giảm nghèo: Vì sao vẫn như muối bỏ bể?" đã được giải A tại Lễ trao giải Cuộc thi các tác phẩm Báo chí về công tác xóa đói giảm nghèo (giai đoạn 2016 – 2020, lần thứ nhất, năm 2017)”.

Chị tâm sự: hiện nay 4 dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là Cống, Mảng, La Hủ, Cờ Lao đang được hưởng 9 chính sách cùng một lúc, trong đó đáng lưu ý nhất là Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao” được phê duyệt theo Quyết định 1672 của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2011. Thế nhưng, qua những chuyến đi thực tế, kỳ công quan sát và tìm hiểu tại các thôn bản sâu xa nơi có 4 đồng bào dân tộc rất ít người đang sinh sống, lại cho chị và các đồng nghiệp một câu trả lời rất khác về chính sách được gọi là “đặc thù” này.

Cũng phải kể đến nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo như muối bỏ bể này. Trong khi đồng bào cần giảm nghèo thật, muốn thoát nghèo thật, nhưng cách thức hỗ trợ hiện nay làm không đúng. Vô hình trung, chính sách mang đến cái mà đồng bào không cần. Ví dụ như: Quyết định 1672 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ giống lúa, nhưng bà con lại đang cần cây ăn quả. Hơn nữa bà con không được quyền tự quyết và chính sách mang đến cái mà không có điều kiện nên bà con không cam kết. Muốn nói đến bảo tồn các cộng đồng các dân tộc thiểu số thì trước hết phải tìm hiểu, khảo sát kỹ từng tộc người. Các tương tác từ phía bên ngoài thì phải theo cách khác, không phải theo áp đặt (như bây giờ đang làm) mà bằng cách gợi mở để cho người dân phát huy tính chủ động sáng tạo, cam kết thoát nghèo.

Nhà báo Hoàng Thu Thùy cùng em bé người dân tộc trong một chuyến công tác vùng cao

Nhà báo Hoàng Thu Thùy cùng em bé người dân tộc trong một chuyến công tác vùng cao

Nhà báo Hoàng Thu Thùy kể, nhóm tác giả thường xuyên đi công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Liên quan đến địa bàn tác nghiệp vệt bài về bảo tồn 4 dân tộc đặc biệt khó khăn, chị có dịp quay lại bản Nậm Củm, một bản dân tộc Mảng thuộc xã Bum Nưa (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), nơi chị từng đến cách đây đã hơn 10 năm trước. Khi ấy con đường đi vào bản phải lội qua con suối Nậm Xì Lường. Ở đây có công trình Thủy điện Nậm Xì Lường. Thời điểm đó, chính sách cấp báo cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn mới được bắt đầu. Trên đường vào bản, chị gặp anh trưởng bản Lò Y Van đang vất vả gánh một gánh báo in, đó chính là số báo đã tồn ở xã rất lâu, nay mới được đưa về bản.

Nổi bật trong thời gian qua là tác phẩm “Chính sách giảm nghèo: Vì sao vẫn như muối bỏ bể” do nhóm tác giả Hoàng Thu Thùy, Kiều Thanh Phượng, Giàng Seo Pùa và Nguyễn Thu Hà thực hiện. Đây cũng là tác phẩm đoạt Giải A tại Lễ trao giải Cuộc thi các tác phẩm Báo chí về công tác xóa đói giảm nghèo (giai đoạn 2016 – 2020, lần thứ nhất, năm 2017). Đặc biệt, mới đây, nhà báo Hoàng Thu Thùy đã đoạt Giải C tại Lễ trao giải Cuộc thi các tác phẩm Báo chí về công tác xóa đói giảm nghèo (giai đoạn 2016 – 2020, lần thứ hai, năm 2018) với tác phẩm “Khi tam giác mạch trở thành sản phẩm du lịch”. 

Trong chuyến đi gần đây, chị đã thấy Nậm Củm có con đường to đi qua ngay đầu bản khiến cho việc đi lại đã thuận tiện hơn rất nhiều. Bản đã có thêm một số ngôi nhà xây, đó là: lớp học, nhà văn hóa… và những tấm lợp tôn mới đã phủ kín trên nhiều mái nhà. Tuy cơ sở vật chất đã khá khang trang, rộng rãi nhưng điều khiến những người làm báo như nhà báo Hoàng Thu Thùy buồn nhất, trăn trở nhất, đó là cả bản chưa ai thoát nghèo, duy chỉ riêng gia đình anh trưởng bản là đang ở ngưỡng ngấp nghé.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền về xóa đói giảm nghèo tốt hơn nữa

Cũng theo nhà báo Hoàng Thu Thùy thì hiện nay Ban VOV2 rất chú trọng thực hiện nhiều chương trình tuyên truyền các chính sách xóa đói giảm nghèo đến bà con dân tộc thiểu số. Đó được coi là định hướng tuyên truyền của của hệ mà lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam cũng như lãnh đạo Ban VOV2 luôn quan tâm chỉ đạo. “Ngay ở loạt bài “Chính sách giảm nghèo: Vì sao vẫn như muối bỏ bể”, lãnh đạo Ban đã cho cả một ekip chia làm 2 hướng lên Điện Biên và Lai Châu. Tất nhiên để phục vụ cho tác phẩm này chúng tôi còn đi công tác nhiều chuyến đơn lẻ, còn nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn với các nhà hoạch địch chính sách, chuyên gia kinh tế, nhà phân tích xã hội….”, nhà báo Hoàng Thu Thùy cho biết thêm.

Nhà báo Hoàng Thu Thùy (thứ 5 từ trái sang) nhận Giải C tại Lễ trao giải Cuộc thi các tác phẩm Báo chí về công tác xóa đói giảm nghèo (giai đoạn 2016 – 2020, lần thứ hai, năm 2018)

Nhà báo Hoàng Thu Thùy (thứ 5 từ trái sang) nhận Giải C tại Lễ trao giải Cuộc thi các tác phẩm Báo chí về công tác xóa đói giảm nghèo (giai đoạn 2016 – 2020, lần thứ hai, năm 2018)

Được biết, lâu nay, Ban VOV2 đã dành thời lượng đáng kể phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo bằng việc mời các chuyên gia tham gia trực tiếp các chương trình “Diễn đàn các vấn đề xã hội”, “Tư vấn chế độ chính sách” để đối thoại, giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề chính sách đang được đông đảo bà con quan tâm. Các chương trình dành cho đối tượng như: phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi và đặc biệt là chương trình “Đại gia đình các dân tộc Việt Nam” luôn dành thời lượng đáng kể tuyên truyền về công tác xóa đói giảm nghèo; đó là những tấm gương điển hình vươn lên thoát nghèo, các địa phương, các mô hình thực hiện tốt công tác trợ giúp cho người nghèo, phổ biến các kinh nghiệm, sáng kiến, mô hình giảm nghèo có hiệu quả….

Trong cuộc trò chuyện với PV, nhà báo Hoàng Thu Thùy quả quyết khẳng định: “Với trách nhiệm của phóng viên VOV2 nói riêng và trách nhiệm của những người làm báo nói chung, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền về xóa đói giảm nghèo tốt hơn nữa, góp phần cùng với đồng nghiệp các báo khác tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và xã hội theo chủ trương “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Giang Phú/Công Luận


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đơn giản hoá thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho  người dân

Đơn giản hoá thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người dân

09:03 , 04/07/2025

Từ ngày 1/3/2025, Công an tỉnh Thanh Hóa chính thức tiếp nhận, vận hành nhiệm vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp. Sau 4 tháng triển khai, lực lượng Công an đã không ngừng nỗ lực đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.

Từ 1/7: Người dân tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục được nhận 3–6 triệu đồng/tháng có phải không?

Từ 1/7: Người dân tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục được nhận 3–6 triệu đồng/tháng có phải không?

08:59 , 04/07/2025

Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều lời mời gọi người dân làm hồ sơ nhận trợ cấp 3 - 6 triệu đồng/tháng chỉ cần đã tham gia bảo hiểm y tế liên tục 5 năm. Thậm chí, có những người dân đã chuyển tiền tạm ứng cho “người hỗ trợ” và sau đó phát hiện mình bị lừa. Vậy thông tin này có đúng không?

Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội có phải chịu thuế thu nhập cá nhân?

Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội có phải chịu thuế thu nhập cá nhân?

08:55 , 04/07/2025

Hiện nay, một số người dân băn khoăn về việc liệu tiền lương hưu và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội nhận qua tài khoản ngân hàng có bị kê khai đóng thuế hay không? Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, vấn đề này đã được quy định cụ thể trong Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012.

Chính sách mới – Lan tỏa an sinh đến người cao tuổi

Chính sách mới – Lan tỏa an sinh đến người cao tuổi

08:51 , 04/07/2025

Từ tháng 7/2025, người cao tuổi từ 70 đến dưới 80 tuổi, nếu không có lương hưu, không có trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ chính thức được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định mới. Đây là một bước tiến quan trọng trong chính sách an sinh, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với lớp người đã trải qua nhiều đóng góp cho xã hội.

Những việc cán bộ, công chức không được làm từ tháng 7

Những việc cán bộ, công chức không được làm từ tháng 7

08:42 , 04/07/2025

Luật Cán bộ, công chức sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 24/6, có hiệu lực từ 1/7/2025, bổ sung danh mục cụ thể những việc cán bộ, công chức không được làm.

Hợp tác xã tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp hàng hóa

Hợp tác xã tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp hàng hóa

08:37 , 04/07/2025

Thanh Hóa hiện có hơn 800 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, trong đó có khoảng 200 hợp tác xã chủ động tích tụ tập trung ruộng đất, ứng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Hoạt động của các hợp tác xã đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.

Đưa sản phẩm truyền thống xuất ngoại

Đưa sản phẩm truyền thống xuất ngoại

08:32 , 04/07/2025

Thanh Hóa có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như chiếu cói, mây tre đan, dệt thổ cẩm, bánh gai, nước mắm, nem chua. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tỉnh Thanh Hóa đang từng bước xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm truyền thống, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề và đưa sản phẩm truyền thống vươn xa.

Ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển nông nghiệp an toàn

Ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển nông nghiệp an toàn

08:27 , 04/07/2025

Nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang tích cực ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra những sản phẩm cây trồng, vật nuôi đạt năng suất, sản lượng cao và an toàn thực phẩm.

Bất động sản cả nước sắp có biến động lớn

Bất động sản cả nước sắp có biến động lớn

08:23 , 04/07/2025

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường đánh giá: thời gian tới, nhiều địa phương ban hành bảng giá đất mới, sẽ có sự biến động lớn về mức giá đất được điều chỉnh.

Vùng áp thấp đã mạnh  lên thành áp thấp nhiệt đới

Vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

08:18 , 04/07/2025

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá, vùng áp thấp trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.