Nhà báo phải biết tự bảo vệ mình trong tác nghiệp
Nghề báo là nghề nguy hiểm, chính vì thế trong quá trình tác nghiệp và suốt cuộc đời làm báo của mình, mỗi nhà báo cần phải luôn có ý thức tự bảo vệ mình.
Theo thống kê của Hội Nhà báo Việt
Riêng ở Thanh Hóa, những năm gần đây cũng xảy ra một số vụ việc hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp, phổ biến là việc nhiều cơ quan, tổ chức từ chối cung cấp thông tin cho báo chí, đe dọa phòng viên khi chụp ảnh, ghi hình…
Một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để người làm báo tự bảo vệ mình một cách hữu hiệu nhất? Theo tôi, để tự bảo vệ mình, mỗi nhà báo cần phải nâng cao kiến thức, hiểu biết về pháp luật (không chỉ là pháp luật chuyên ngành về báo chí, mà còn ở lĩnh vực phóng viên được phân công theo dõi).
Nhìn lại các vụ việc liên quan đến báo chí vừa qua, chúng ta thấy hầu hết là do các phóng viên, nhà báo không nắm hết các quy định pháp luật, nhất là Luật Hình sự, Luật Doanh nghiệp… dẫn đến tình trạng không nhận thức được hậu quả pháp lý. Ngay như Luật Báo chí cũng có không ít nhà báo, phóng viên không nắm rõ để áp dụng khi cần thiết. Đơn cử như việc xuất trình thẻ nhà báo trước khi tác nghiệp là một quy định cơ bản và bắt buộc theo pháp luật báo chí (trừ những đề tài liên quan đến thể loại điều tra), nhưng không phải nhà báo nào cũng nhớ điều này khi tác nghiệp. Đặc biệt, có những trường hợp do không nắm được quy định pháp luật trong lĩnh vực chuyên ngành mà mình phụ trách, trong đó có những quy định liên quan đến thủ tục khi tác nghiệp; tư liệu, tài liệu thuộc bí mật nhà nước nên dẫn đến việc vi phạm pháp luật. Nhẹ nhất là nhà báo, đơn vị chủ quản phải cải chính, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại hay bị xử phạt hành chính, nặng thì bị khởi tố. Bởi vì, về nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý, không phân biệt là ai. Có một thực tế là không ít nhà báo, phóng viên trẻ mới vào nghề, do chưa có nhiều vốn sống, tác nghiệp chưa nhiều, thiếu am hiểu pháp luật… dẫn đến sai trái trong tác nghiệp và bài viết, tạo nên sự phản ứng từ phía cá nhân, tổ chức được nêu trong bài báo.
Vì vậy, theo chúng tôi, ngoài việc tự trau dồi kiến thức, nâng cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn, các cơ quan báo chí và đơn vị chủ quản cũng như các cấp hội nhà báo cần quan tâm thường xuyên đến công tác bồi dưỡng, trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật cho đội ngũ những người làm báo. Đây là việc làm hết sức cần thiết và là cách tự bảo vệ hữu hiệu nhất cho mỗi nhà báo trong quá trình tác nghiệp.
Bên cạnh đó, một điều quan trọng đối với những người làm báo để có thể tự bảo vệ mình, đó là bản thân các nhà báo phải có đạo đức nghề nghiệp, cái tâm trong sáng, nhạy bén, có bản lĩnh chính trị vững vàng; làm báo, viết báo phải hướng tới lợi ích của đất nước, của nhân dân, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi. Nhà báo phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp giỏi, am hiểu sâu sắc các quy định của pháp luật, hành nghề đúng luật; có kiến thức nền, kiến thức pháp luật, kiến thức văn hóa, lối ứng xử văn hóa. Nhà báo dám dấn thân, nhưng phương pháp tác nghiệp cần chuẩn mực, thái độ cần khiêm tốn, tác phong chững chạc. Muốn tự bảo vệ mình, trước hết nhà báo cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật và không vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Trong công tác hàng ngày, các nhà báo thường gặp những can thiệp của “lợi ích nhóm”. Chính vì thế, nhà báo cần phải luôn tỉnh táo để ứng xử đúng trong mọi tình huống. Đối với các tình huống được dự báo nguy hiểm, khi tác nghiệp các nhà báo cần phải tổ chức theo một nhóm để hỗ trợ lẫn nhau.
Tuy nhiên, ngoài việc tự ý thức bảo vệ mình, các nhà báo cần phải được bảo vệ từ bên trong lẫn bên ngoài. Bảo vệ bên trong chính là vai trò của lãnh đạo cơ quan báo chí, phải bảo vệ nhà báo, nguồn tin và bài viết của họ. Còn bảo vệ bên ngoài là sự bảo vệ của các cơ quan pháp luật, các cấp hội nhà báo, cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí và của nhân dân, công chúng báo chí.
Theo tôi, mỗi khi có vụ việc cản trở, xâm phạm quyền hoạt động hợp pháp của hội viên nhà báo, thì Hội Nhà báo Việt Nam, hội nhà báo địa phương cũng như các chi hội nhà báo cơ sở phải là nơi đầu tiên lên tiếng, có văn bản, chính kiến để bảo vệ nhà báo kịp thời, chứ không thể chờ đến khi có kết luận của các cơ quan khác lúc đó mới có ý kiến.
Ngoài sự bảo vệ của các cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý báo chí và cơ quan chủ quản của nhà báo, việc bồi dưỡng, trang bị kiến thức cho đội ngũ những người làm báo là việc làm hết sức cần thiết và là phương thức tự bảo vệ hữu hiệu nhất của những người làm báo.
TheoBùi Ngọc Toàn -
Nguoilambao - Hội Nhà báo Thanh Hóa
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hoá: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026
Chính phủ vừa tiếp tục trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Thời gian áp dụng từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026.

Đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước 31/12/2026
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 106 ngày 23/4/2025 về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Đại hội Đảng bộ Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn
Chiều 25/4, Đảng bộ Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn đã tổ chức Đại hội lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Đại hội đại biểu Đảng bộ Công ty TNHH một thành viên Cao su Thanh Hóa lần thứ V
Sáng 25/4, Đảng bộ Công ty TNHH một thành viên Cao su Thanh Hóa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tấm lòng người vợ thương binh
Để góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngoài công lao vô cùng to lớn của những người lính trực tiếp chiến đấu trên chiến trường, còn có sự hy sinh thầm lặng của những người vợ nơi quê nhà. Trong chiến tranh, họ thủy chung chờ đợi chồng trở về đoàn tụ. Và khi hòa bình lập lại, những người vợ ấy lại tận tụy chăm sóc, hàn gắn nỗi đau di chứng chiến tranh cho chồng….

Sẵn sàng bảo đảm trật tự giao thông cho khai mạc lễ hội biển Sầm Sơn
Song song với triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự trong thời gian diễn ra khai mạc lễ hội biển Sầm Sơn 2025, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phối hợp với Công an các phường của thành phố Sầm Sơn, sẵn sàng tổ chức phân luồng, hướng dẫn để giao thông thời điểm diễn ra lễ hội an toàn, thông suốt.

Quyết tâm bảo vệ tuyệt đối an toàn cho khai mạc Lễ hội biển Sầm Sơn 2025
Tối 26/4, sẽ diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội biển Sầm Sơn 2025 với chủ đề "Sầm Sơn – Khát vọng tỏa sáng". Đến thời điểm này, Công an tỉnh Thanh Hóa đã sẵn sàng thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau sự kiện, quyết tâm không để xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ.

Tuyên truyền các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo
Chiều 25/4, Công an tỉnh Thanh Hoá tổ chức hội thảo tuyên truyền, lấy ý kiến các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, trình Quốc hội khoá XV tại các kỳ họp trong năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Mai Văn Hải, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá.

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo Văn hóa – Nghệ thuật
Sáng 25/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Câu lạc bộ khối trường đào tạo Văn hóa - Nghệ thuật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo văn hoá - nghệ thuật". Tiến sỹ Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh dự và phát biểu tại hội thảo.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.