Đường dây nóng: 0237 3721150

Nhà báo với kỹ năng tác nghiệp về nợ xấu hiện nay

Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, nợ xấu luôn là vấn đề nhức nhối không chỉ đối với hệ thống mà là chủ đề "nóng" trên nghị trường Quốc hội. Tuy nhiên, khi nhà báo đưa tin về vấn đề nợ xấu vẫn còn một số điều đáng bàn.

03/12/2018 07:43

Nhà báo với kỹ năng tác nghiệp về nợ xấu hiện nay. Ảnh: TL

Thông tin nợ xấu

Tín dụng ngân hàng luôn giữ vai trò huyết mạch của nền kinh tế.Tuy nhiên, nhiều năm qua, nợ xấu ngành ngân hàng tại Việt Nam gia tăng. Nợ xấu được ví như “cục máu đông” gây hệ lụy tắc nghẽn sự phát triển, lưu thông của nền kinh tế. Điều này khiến tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng, thanh khoản gặp khó khăn.

Khi bị nợ xấu, người dân và các tổ chức doanh nghiệp gần như không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, gây khó khăn trong phát triển kinh tế.

Thực tế, nếu nợ xấu được thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác, khách quan; đặc biệt là những bài viết phân tích chuyên sâu về nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và thông tin mang tính cảnh báo rủi ro sớm... công chúng sẽ có cơ hội hiểu đúng, hiểu đủ về nợ xấu. Các nhà hoạch định chính sách sẽ có thêm nguồn thông tin tham khảo hữu ích để xây dựng cơ chế hoạt động tín dụng một cách đúng hướng, góp phần bảo vệ an toàn hệ thống tín dụng và an ninh kinh tế.

Ở góc độ ngược lại, nếu vấn đề nợ xấu được nhìn nhận một cách phiến diện, không được phân tích đầy đủ, cặn kẽ, đa chiều... công chúng bị thiếu hụt thông tin, gây hoang mang dư luận, mất niềm tin không chỉ đối với ngành ngân hàng, giới truyền thông mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò điều hành của cơ quan quản lý nhà nước... Nguy hại hơn là dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị mất kiểm soát, có nguy cơ đổ vỡ hệ thống và làm mất tính ổn định của cả nền kinh tế quốc gia.

Tín dụng ngân hàng luôn giữ vai trò huyết mạch của nền kinh tế. Ảnh: TL

Một số vấn đề trong tác nghiệp

Để làm rõ thực trạng cũng như những kỹ năng của nhà báo khi tác nghiệp về vấn đề nợ xấu hiện nay, tác giả đã chọn và tiến hành nghiên cứu dựa trên 300 bài báo viết về nợ xấu và các vấn đề liên quan được đăng tải từ khoảng 2 năm gần đây, trên một số báo điện tử như: thoibaonganhang.vn; saigondautu.com.vn; thoibaotaichinhvietnam.vn; vneconomy.vn và thesaigontimes.vn. Ngoài ra, tác giả luận văn còn tham khảo một số website và báo điện tử khác như: anninhthudo.vn; dantri.com.vn; cafef.vn và bnews.vn...

Nội dung thông tin về nợ xấu được nhà báo khai thác từ ba nguồn tin chính: Nguồn từ cơ quan quản lý nhà nước; nguồn từ Tổ chức tín dụng; nguồn từ Chuyên gia kinh tế. Bên cạnh đó, còn có ý kiến phản ánh từ phía người dân, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và từ chính bản thân nhà báo gọi chung là - Ý kiến khác.

Căn cứ vào mức độ thể hiện nội dung của bài báo, mỗi nguồn tin tác giả phân chia thành ba cấp độ thông tin khác nhau: cấp độ 1- thông tin phản ánh; cấp độ 2- thông tin phân tích và cấp độ 3- thông tin lý lẽ phản biện, rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, nhà báo đã được các cơ quan quản lý nhà nước hết sức tạo điều kiện để khai thác nguồn tin theo đúng quy định Nhà nước. Trong số các bài báo tổng hợp, nguồn tin mà nhà báo thường trích dẫn và khai thác nhiều nhất là từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ hai, phần lớn nhà báo đã có ý thức tìm hiểu và nắm được nội dung các văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề nợ xấungân hàng như: Thông tư 02/2013/TT-NHNN; Thông tư 03/2013/TT-NHNN; Mới đây nhất là Nghị quyết số: 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Đây là những văn bản pháp luật gần gũi nhất với đề tài nợ xấu, nó mang tính chỉ dẫn giúp nhà báo nắm vững kiến thức về đề tài nợ xấu.

Thứ ba, thể loại thông tin phản ánh và thông tin phân tích chiếm số lượng lớn hơn so với thông tin lý lẽ, phản biện. Đây cũng là một trong những lợi thế của nhà báo, bởi nguồn tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các tổ chức tín dụng luôn được đánh giá là nguồn chính thống, độ tin cậy cao. Số lượng thể loại hai thông tin này càng nhiều, càng phải thúc đẩy mật độ thông tin tăng cao, nội dung thông tin phong phú...

Thứ tư, lợi thế về cơ sở vật chất cũng là một trong những yếu tố tác động tích cực đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo. Khảo sát cho thấy, đa số phóng viên đều được trang bị thiết bị nghe nhìn hiện đại như: máy ghi âm, ghi hình, máy quay camera, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại thông mình (smartphone), phương tiện đi lại...

Bên cạnh một số thuận lợi, khi tác nghiệp về vấn đề nợ xấu nhà báo còn một vài hạn chế. Một số nhà báo thiếu kiến thức về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, nhất là những vấn đề liên quan đến nợ xấu, dẫn đến tình trạng hiểu chưa đúng, chưa chuẩn xác về nợ xấu.

Đặc biệt còn hiện tượng đưa tin vênh nhau về số liệu nợ xấu giữa các báo tại cùng một thời điểm phản ánh sự kiện. Số lượng bài viết mang tính lý lẽ, phản biện còn hạn chế.

Thực tế cho thấy, một số bài báo viết về vấn đề nợ xấu, nhưng chỉ đưa số liệu và không có sự phân tích, lý giải, khiến người đọc không hiểu hết ý nghĩa của những con số.

Thiếu tính cảnh báo rủi ro khi viết về vấn đề nợ xấu. Nếu nhà báo có thể đưa ra các thông tin mang tính cảnh báo rủi ro về nguy cơ mắc phải nợ xấu, hoặc dự đoán tỷ lệ nợ xấu có thể gia tăng ở những ngành, lĩnh vực kinh tế nào... thì các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp sớm có phương án phòng ngừa rủi ro. Thông tin về cảnh báo rủi ro còn giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thêm căn cứ tham khảo hỗ trợ việc hoạch định cơ chế chính sách phù hợp với từng thời điểm, từng giai đoạn phát triển của ngành ngân hàng nói riêng, cũng như các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.

Nhà báo thiếu kỹ năng thu thập tin tức từ các nguồn khác như: ý kiến doanh nghiệp, ý kiến người dân. Vì nguồn thông tin này thường không có văn bản, nhưng lại mang tính thực tiễn cao. Để khai thác được nguồn tin này, đòi hỏi nhà báo phải có kỹ năng thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin; đồng thời nhà báo phải có biện pháp so sánh, đối khớp giữa thông tin phản ánh từ người dân, doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước...

Nhà báo cần trang bị kiến thức về lĩnh vực tài chính - ngân hàng

Đi tìm giải pháp

Trước hết, cần nâng cao kỹ năng tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu nợ xấu. Tuyệt đối tránh mọi hành động gây nguy hại đến an toàn tiền tệ, ninh an kinh tế, đi ngược lại với lợi ích quốc gia.

Cần chuyên biệt hóa nội dung thông tin nợ xấu trên báo điện tử. Ở đó, vấn đề nợ xấu ngân hàng cần được nhìn nhận, đánh giá, “mổ xẻ” một cách sâu sắc; các vấn đề về nguyên nhân dẫn đến nợ xấu; hậu quả khi mắc phải nợ xấu và giải pháp xử lý nợ xấu sao cho chất lượng, hiệu quả nhất...

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu mang tiêu chuẩn cấp quốc gia về những chỉ số kinh tế liên quan đến dư nợ, nợ xấu, tín dụng ngân hàng...

Nâng cao khả năng viết bài phân tích chuyên sâu, đặc biệt là bài viết mang tính dự báo xu hướng dịch chuyển dòng tiền; thể loại bài bình luận, lý lẽ phản biện những thông tin về nợ xấu và liên quan đến tình trạng nợ xấu ngân hàng. Nhà báo phải tích cực tìm hiểu thuật ngữ chuyên ngành, đặc biệt là những thuật ngữ liên quan đến dư nợ tín dụng, phân loại nhóm nợ và nợ xấu... tránh đưa tin sai lệch.

Tăng cường các kỹ năng làm báo hiện đại, nâng cao kỹ năng làm báo đối với nhà báo trẻ. Bên cạnh đó, cần phải liên tục cập nhật, bổ sung các trang thiết bị nghe nhìn hiện đại, giúp nhà báo có đầy đủ thiết bị tiên tiến, có môi trường làm việc chuyên nghiệp để phát triển kỹ năng chuyên môn, nâng cao tính chiến đấu trong sự nghiệp làm báo.

Trong bối cảnh nền kinh Việt Nam đang tích cực chuyển mình, chủ động hội nhập với các nước trên thế giới, công chúng cũng bị cuốn vào dòng chảy đa chiều của thông tin. Nhà báo nói chung, nhà báo kinh tế nói riêng luôn phải tự trau dồi, rèn luyện bản thân, nâng cao kỹ năng xử lý mọi tình huống, làm tốt vai trò định hướng dư luận, tạo dựng lòng tin cho độc giả. Có như vậy, uy tín nhà báo mới ngày càng được nâng cao, nền báo chí Việt Nam không ngừng lớn mạnh./. 

Theo:Thanh Nhung/ Tạp chí Người làm báo


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

3 quyền lợi mới cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục

3 quyền lợi mới cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục

09:21 , 06/07/2025

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong đó đáng chú ý là nhiều quyền lợi mới dành cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục. Cụ thể như sau:

Quy định về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử

Quy định về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử

09:17 , 06/07/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163 quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Dược. Trong đó, quy định rõ về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.

Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội

Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội

09:13 , 06/07/2025

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025).

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển

09:09 , 06/07/2025

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

09:06 , 06/07/2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản

09:03 , 06/07/2025

Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả

08:58 , 06/07/2025

Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn

08:54 , 06/07/2025

Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng

08:48 , 06/07/2025

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Hóa đơn điện tháng 6 tăng cao bất thường, EVN yêu cầu rà soát cụ thể

Hóa đơn điện tháng 6 tăng cao bất thường, EVN yêu cầu rà soát cụ thể

08:45 , 06/07/2025

Liên quan đến phản ánh của người dân về tiền điện tháng 6 tăng cao bất thường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN yêu cầu các tổng công ty điện lực chỉ đạo các công ty điện lực rà soát các trường hợp khách hàng có sản lượng điện năng hoặc số tiền thanh toán tăng bất thường trong kỳ hóa đơn tháng 6.