Nhà giàu "nứt đố đổ vách", con trai nữ tỷ phú USD vẫn khởi nghiệp
Tuần qua, thông tin về một startup công nghệ vừa phát triển giải pháp kết nối di chuyển bằng đường bộ và đường hàng không trên toàn khu vực Đông Nam Á đã gây nhiều sự chú ý. Điều đáng nói, giám đốc công ty này lại là một thiếu gia, con trai của nữ tỷ phú USD doanh nhân người Việt.
Đại gia “hụt” gần 8.400 tỷ đồng trong 1 ngày
Vốn hoá thị trường sàn HSX trong trong phiên giảm 6/8 sụt 60.563 tỷ đồng, còn khoảng 3,28 triệu tỷ đồng. Trong đó, vốn hoá Vingroup giảm 15.056,7 tỷ đồng; vốn hoá Vinhomes giảm 16.747,6 tỷ đồng và vốn hoá thị trường Vin Retail giảm 2.911 tỷ đồng.

Nhấn để phóng to ảnh
Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup là người giàu nhất Việt Nam, theo Forbes
Tính ra, trong ngày đầu tuần, vốn hoá thị trường của nhóm cổ phiếu Vingroup đã bị “bốc hơi” 34.715 tỷ đồng. Theo đó, giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup cũng sụt giảm 8.393 tỷ đồng do VIC mất 4.500 đồng/cổ phiếu.
Bất ngờ về con trai của nữ tỷ phú USD giàu nhất Việt Nam
Trong phiên 10/8, cổ phiếu VJC của hãng hàng không VietJet tăng 600 đồng, tương ứng 0,46% lên 131.700 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên tăng thứ 3 liên tiếp của mã này trong tuần.

Nhấn để phóng to ảnh
Đồng sáng lập Swift247 - Tommy Nguyễn (ảnh: VietJet)
VJC diễn biến tích cực sau khi ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện với Grab cùng startup công nghệ cung cấp dịch vụ chuyển phát hàng không siêu tốc Swift247 nhằm phát triển các giải pháp kết nối di chuyển bằng đường bộ và đường hàng không cho khách hàng trên toàn khu vực Đông Nam Á, đồng thời cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá siêu hỏa tốc tại Việt Nam.
Đáng chú ý, Swift247 là startup do Tommy Nguyễn - con trai bà Nguyễn Thị Phương Thảo , CEO Vietjet - đồng sáng lập.
“Di sản Trịnh Xuân Thanh” lại thất bại
Hội đồng quản trị PVC đã quyết định cho thôi chức Phó Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Thanh Bình để chuyển công tác ông này về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Ngay trước đó, vào cuối tháng 7, Hội đồng quản trị PVC cũng đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Đình Thành thay thế cho ông Nguyễn Đình Thế ở “ghế” Tổng Giám đốc . Ông Lương Đình Thành sinh năm 1972, là Thành viên phụ trách Hội đồng quản trị ở Công ty cổ phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC Land).
“Tỷ phú đôla” Trần Bá Dương chính thức là cổ đông lớn của bầu Đức
Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) công bố thông tin cho hay, trong ngày 7/8/2019, vị tỷ phú USD này đã mua vào 50 triệu cổ phiếu HNG của Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico).

Nhấn để phóng to ảnh
Theo Forbes, tại ngày 8/8, giá trị tài sản của ông Trần Bá Dương và gia đình đạt khoảng 1,7 tỷ USD
Giao dịch này khiến sở hữu của ông Trần Bá Dương tại HAGL Agrico tăng từ 30 triệu cổ phiếu HNG tương ứng tỷ lệ 3,38% vốn cổ phần lên 80 triệu cổ phiếu HNG tương ứng tỷ lệ 9,02% vốn cổ phần và chính thức đưa Chủ tịch THACO trở thành cổ đông lớn của HAGL Agrico.
Cùng với giao dịch này, ông Trần Bá Dương và các tổ chức có liên quan hiện nắm giữ tổng cộng 166,35 triệu cổ phiếu HNG, tương ứng tỷ lệ nắm giữ tại HAGL Agrico là 18,76% vốn cổ phần.
Vì sao đại gia Mai Hữu Tín quyết “giết chết” thương hiệu Gỗ Trường Thành
Ngày 8/8 TTF có phiên tăng thứ hai trong tuần, hồi phục thêm 1,69% lên 3.000 đồng/cổ phiếu.
Lãnh đạo TTF - ông Mai Hữu Tín mới đây đã có phát biểu đáng chú ý tại diễn đàn M&A 2019, trong đó cho biết, khi mua lại Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, ông và cộng sự buộc phải tính toán để “giết chết” thương hiệu đó vì có nhiều vấn đề, nhiều lỗi, không thể giữ lại; nếu giữ lại sẽ ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp hậu M&A cũng như quyền lợi cổ đông.

Nhấn để phóng to ảnh
Ông Mai Hữu Tín vốn được coi là một "võ sĩ" trên thương trường
Để có thể giữ mã chứng khoán TTF, U&I Group (đơn vị bỏ vốn ra để mua lại cổ phần TTF, nơi ông Mai Hữu Tín là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc) đã quyết định đổi tên tiếng Anh của TTF là ToTal Furniture Corporation.
Thêm một kế hoạch “gây sốc” của đại gia Trịnh Văn Quyết
Cổ phiếu FLC hôm qua giảm giá 2,56% còn 3.810 đồng/cổ phiếu. Ngày 5/8 vừa rồi, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng cho FLC.

Nhấn để phóng to ảnh
Ông Trịnh Văn Quyết
Theo đó, tập đoàn của ông Trịnh Văn Quyết sẽ chào bán hơn 299,6 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu với giá trị theo mệnh giá trên 2.996 tỷ đồng. Với tỷ lệ thực hiện là 42,2%, cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ có quyền mua thêm 422 cổ phiếu phát hành thêm. Thời gian phân phối trong vòng 90 ngày kể từ ngày 5/8.
Đồng thời, HĐQC FLC cũng ban hành nghị quyết chốt ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành tỷ lệ 42,2% là ngày 20/8.
Nếu đợt chào bán trên được thực hiện thành công, FLC sẽ nâng vốn điều lệ từ mức xấp xỉ 7.100 tỷ đồng hiện nay lên 10.100 tỷ đồng.
Thế Hưng/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng vay vốn Agribank
Ngoài việc đồng hành hỗ trợ người dân tiếp cận với các chương trình vay vốn ưu đãi, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Hoá còn luôn quan tâm, hướng dẫn khách hàng tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng của Agribank, qua đó giúp khách hàng giảm bớt khó khăn về tài chính khi không may gặp rủi ro trong cuộc sống.

Hơn 252.000 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
Tính đến ngày 15/7, trên cả nước, số cơ sở kinh doanh đã đăng ký mới sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đã lên tới trên 252.000 cơ sở, gấp 2,4 lần so với cuối năm ngoái.

Đẩy mạnh thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa
Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện nhiều hoạt động thúc đẩy thương mại điện tử và chuyển đổi số trong doanh nghiệp; tăng cường thực hiện đa dạng, hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu.

Chủ động tiêu úng và giải toả ách tắc dòng chảy
Trước tình hình mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, các đơn vị thuỷ nông đã vận hành 100% máy bơm để kịp thời tiêu úng, bảo vệ cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.

Hơn 5.400 ha diện tích nông nghiệp bị ngập trắng
Theo báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Thuỷ lợi Bắc Sông Mã, tổng lượng mưa bình quân tại các đơn vị công ty quản lý từ ngày 19/7 đến 10 giờ ngày 22/7 là 280 mm.

Vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ từ 11h ngày 22/7
Hiện nay, mực nước hồ Yên Mỹ hiện tại đang ở cao trình dương 17.22 m. Thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước Yên Mỹ, Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu dự kiến vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ để duy trì mực nước theo Quy trình vận hành là dương 17.02 m

Phát lệnh báo động 1 trên sông Yên
Theo bản tin cảnh báo lũ của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, vào khoảng 12-14 giờ ngày 22/7 cảnh báo mực nước sông Yên tại trạm Thuỷ văn Chuối có khả năng đạt mức Báo động 1. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh phát lệnh báo động 1 trên sông Yên tại trạm Thuỷ văn Chuối, yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường Nông Cống, Thăng Bình, Trường Văn, Trung Chính, Thắng Lợi, Tượng Lĩnh, Quảng Chính, Tiên Trang, Quảng Yên, Quảng Ngọc, Ngọc Sơn, Các Sơn và phường Đông Sơn.

Ngành dệt may, da giày Việt Nam đẩy mạnh nội địa hóa và áp dụng công nghệ trong sản xuất
Ngành dệt may, da giày Việt Nam đang đối mặt với áp lực từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ và yêu cầu khắt khe về phát triển bền vững từ EU. Để duy trì tăng trưởng, các doanh nghiệp đang mở rộng các thị trường mới, đồng thời đẩy mạnh nội địa hóa nguyên liệu và ứng dụng công nghệ nhằm minh bạch chuỗi cung ứng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.