Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn có thể xuất bán trở lại từ ngày 20/9
Thông tin mới nhất từ Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cho biết, nhờ sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà thầu, một số hạng mục công việc lớn trong kỳ bảo dưỡng tổng thể lần thứ nhất nhà máy đang triển khai vượt tiến độ, và nhà máy có thể xuất bán sản phẩm trở lại sớm hơn so với dự kiến.
Tính đến hết ngày 18/9, tức là sau hơn 20 ngày từ khi tạm dừng sản xuất, tiến độ bảo dưỡng tổng thể nhà máy đã đạt trên 70% kế hoạch, đảm bảo điều kiện để vận hành an toàn trở lại khu vực xuất bán xăng dầu. Do đó, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn có thể xuất bán xăng dầu ngay từ ngày mai, 20/9, sớm hơn 2 ngày so với thông tin công bố trước đó. Lượng xăng dầu xuất bán được lấy từ nguồn dự trữ tại các bồn bể, gồm 75.000 mét khối dầu diesel và 9.000 mét khối xăng.

Ông Lê Nguyễn Quốc Vinh, Giám đốc Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn
Ông Lê Nguyễn Quốc Vinh, Giám đốc Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cho biết: "Từ ngày 20/9, chúng ta có thể xuất hàng trở lại từ cả 3 đường: đường biển, đường bộ và đường ống. Bên cạnh đó, với tiến độ bảo dưỡng hiện tại, từ khoảng ngày 7, 8/10 thì phân xưởng xử lý dầu thô, chưng cất dầu thô đầu vào có thể khởi động lại và dự kiến khoảng ngày 12/10 thì phân xưởng dầu thô và 1 số phân xưởng công nghệ khác bắt đầu từng bước có lại sản phẩm. Với tiến độ như vậy thì bảo dưỡng tổng thể sẽ đạt tốt hơn so với kế hoạch đề ra".
Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như PVOil, Petrolimex Thanh Hóa, Anh Phát Petro… cho biết đang tích cực làm việc với Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn PVNDP để chuẩn bị sớm nhất cho việc lấy hàng từ Nhà máy, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Như vậy, với việc chủ động tìm nguồn cung xăng dầu, tăng lượng dự trữ bồn bể của các doanh nghiệp, cùng với đẩy nhanh tiến độ xuất bán trở lại của nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, thị trường mặt hàng thiết yếu này vẫn giữ ổn định trong suốt thời gian nhà máy tạm dừng sản xuất, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.