Nhà nghiên cứu Trần Văn Thịnh - Người nặng lòng với lịch sử, văn hoá xứ Thanh
Sau hơn 20 năm miệt mài nghiên cứu lịch sử, văn hoá, nhà nghiên cứu Trần Văn Thịnh đã xuất bản hàng chục cuốn sách có giá trị; góp phần giáo dục truyền thống, lịch sử, tuyên truyền, quảng bá nét đẹp về vùng đất, con người xứ Thanh. Với những cống hiến không mệt mỏi trên lĩnh vực khoa học xã hội, ông vinh dự được Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá công nhận là 1 trong 10 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024.
Mặc dù chính thức bước vào con đường nghiên cứu khá muộn sau khi đã nghỉ hưu, nhưng hơn 20 năm qua, nhà nghiên cứu Trần Văn Thịnh đã hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ, với trên 13 nghìn trang sách về lịch sử, văn hoá, cùng nhiều bài viết, bài tham luận giá trị về lĩnh vực này. Nhiều tác phẩm của ông có thể xếp vào hạng "để đời", được các các nhà lãnh đạo Đảng, các nhà nghiên cứu lớn và đông đảo độc giả trân quý, đánh giá cao, như cuốn Võ tướng Thanh Hoá trong lịch sử dân tộc; Văn quan – Võ tướng xứ Thanh; Danh sĩ Thanh Hoá với việc học và khoa cử thời xưa… Ông còn là đồng tác giả của nhiều bộ sách lớn, như: Địa chí Thanh Hoá, gồm 5 tập; Khoa học lịch sử quốc phòng an ninh Thanh Hoá xưa và nay, gồm 3 tập.
Trên cương vị là Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học, Chủ tịch Liên chi hội Khoa học Lịch sử Lực lượng Vũ trang tỉnh Thanh Hóa, ông còn có nhiều đóng góp trong công bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nổi bật là nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước "Xây dựng Bộ chữ Nôm Dao Thanh Hóa" do ông chủ trì.
Ông Trần Văn Thịnh, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học; Chủ tịch Liên chi hội Khoa học Lịch sử Lực lượng Vũ trang tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khó khăn trước hết là không có kinh phí được cấp, nhận thức của 1 số cán bộ ở địa phương chưa được đầy đủ; đội ngũ những người biết chữ Nôm, Dao hiếm, lớp trẻ chưa ai biết; tư liệu không tập trung ở một nơi mà ở từng gia đình, dòng họ, địa bàn tập trung ở ba huyện: Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Mường Lát, đi lại khó khăn".
Khó khăn là vậy nhưng bằng tất cả tình cảm, trách nhiệm với giá trị văn hoá của dân tộc, ông và các cộng sự đã hoàn thành nhiệm vụ khoa học một cách xuất sắc. Bộ chữ Nôm Dao Thanh Hoá đã được UBND tỉnh phê chuẩn và đây cũng là bộ chữ Nôm Dao đầu tiên trong cả nước được phê chuẩn; trở thành cơ sở xây dựng chương trình dạy học chữ Nôm Dao cho cộng đồng người Dao ở các huyện miền núi trong tỉnh.
"Gia tài" sách, công trình nghiên cứu đồ sộ thể hiện một tài năng, bút lực dồi dào, cùng tình cảm tha thiết, tự hào và trách nhiệm của nhà nghiên cứu Trần Văn Thịnh trước "kho báu" văn hoá, lịch sử của quê hương. Năm 2017, ông được tôn vinh là trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu Việt Nam và là một trong sáu trí thức xuất sắc được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Mới đây, nhà nghiên cứu Trần Văn Thịnh vinh dự được Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá công nhận là 1 trong 10 trí thức tiêu biểu khoa học và công nghệ năm 2024.
Những cung đường mùa xuân
Là tỉnh có địa bàn rộng, địa hình có nơi phức tạp, giao thông nhiều khu vực còn khó khăn, nhiều năm qua, Thanh Hóa đã tập trung mọi nguồn lực, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối các vùng miền, nhất là khu vực miền núi. Trong mùa xuân này, nhiều tuyến đường đã hoàn thành, mở ra triển vọng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Tập trung cấp nước phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân 2024 – 2025
Trong những ngày Tết nguyên đán, các đơn vị thủy lợi trên địa bàn Thanh Hoá đã bố trí 50% quân số trực, thường xuyên tuần tra, kịp thời phát hiện các sự cố trên kênh và trạm bơm. Các đơn vị cũng tổ chức vận hành máy bơm để cấp nước chống rét cho mạ và lúa mới cấy, đồng thời phục vụ gieo cấy sau những ngày nghỉ tết.
Đảm bảo trật tự công cộng và an toàn giao thông mùa lễ hội
Những ngày đầu năm, tại các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thu hút rất đông du khách du xuân, đi lễ đầu năm, khiến tình hình trật tự công cộng và an toàn giao thông khá phức tạp. Nhận định được tình hình này, lực lượng chức năng đã chủ động làm tốt công tác sắp xếp, phân luồng, hướng dẫn giao thông, do vậy, tình hình trật tự giao thông tại những tuyến đường dẫn đến điểm tâm linh diễn ra an toàn, thông suốt.
Miền Bắc đón đợt không khí lạnh mới
Dự báo thời tiết những ngày tới (31/01- 08/02), miền Bắc tăng nhiệt đến 24 độ, có mưa xuân; đến đêm 02/02, không khí lạnh tăng cường trở lại, trời chuyển rét đậm.
Gần 38.000 trường hợp vi phạm giao thông trong 6 ngày nghỉ Tết
Trong 6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện và xử lý gần 38.000 trường hợp vi phạm giao thông.
Huy động tối đa nguồn lực phục vụ khách bay trong cao điểm Tết
Cục Hàng không Việt Nam vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hàng không tiếp tục nỗ lực bảo đảm chất lượng dịch vụ.
Văn hoá giao thông ngày Tết
Trong những ngày qua, lực lượng Cảnh sát giao thông trên địa bàn tỉnh đã triển khai kế hoạch cao điểm, ứng trực tối đa lực lượng, tăng cường xử lý vi phạm giao thông, hạn chế nguy cơ tai nạn đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng thì quan trọng nhất, vẫn là ý thức và văn hoá tham gia giao thông của mọi người, để tất cả chúng ta đều đón Tết trong an toàn và văn minh.
Năm 2024, hơn 3.700 hồ sơ thủ tục hành chính lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy được giải quyết đúng hạn
Từ năm 2023, 100% các thủ tục hành chính lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy đã được thực hiện toàn trình hoặc một phần trên Cổng dịch vụ công của Bộ Công an. Nhờ chủ động tuyên truyền, thông báo cho người dân, doanh nghiệp và khuyến khích các đơn vị thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng, năm 2024, phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận, giải quyết hơn 3.700 hồ sơ, có trên 99% là hồ sơ tiếp nhận trực tuyến. 100% hồ sơ đều được giải quyết đúng quy trình, quy định và đúng hạn.
Lễ hội vật truyền thống xã Hoằng Lưu: Khơi dậy tinh thần thượng võ
Đã trở thành hoạt động thường niên vào mỗi dịp Tết, lễ hội vật truyền thống của xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa không chỉ có thanh niên trong xã tham gia mà còn thu hút được nhiều thanh niên từ các xã khác, trở thành ngày hội sôi nổi ở địa phương.
Rộn ràng các hoạt động vui xuân, đón Tết ở Trường Sa
Dù cách xa đất liền hàng trăm hải lý, điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng trong những ngày Tết Ất Tỵ 2025, các đơn vị đóng quân tại quần đảo Trường Sa vẫn cố gắng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ phong phú, giúp cán bộ, chiến sĩ và người dân đang công tác, sinh sống tại các đảo, điểm đảo được đón một cái tết rộn ràng, ấm áp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.