Nhà thuốc kết nối liên thông: Siết chặt quản lý bán thuốc kê đơn
Hiện nay, trên 80% nhà thuốc trong cả nước đã thực hiện kết nối liên thông, hướng tới kiểm soát tình trạng bán thuốc theo đơn.
Chị Trần Khánh T., chủ nhà thuốc ở phố Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, nhà thuốc của chị đã được kết nối liên thông được khoảng 1 tháng nay. Việc đăng ký kết nối với Cơ sở Dữ liệu Dược Quốc gia cũng đơn giản. “Chúng tôi chỉ cần thông báo kết nối với nhà mạng, sẽ có nhân viên đến tận nơi để cài đặt và hướng dẫn sử dụng rất nhanh chóng. Mọi hoạt động mua bán thuốc vẫn diễn ra bình thường. Việc nhập dữ liệu đơn thuốc trên hệ thống cũng không khó khăn như mình nghĩ"- chị Trần Khánh T. nói.
Còn một nhà thuốc lớn ở phố Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội) cho biết, khi có thông báo về việc đăng ký kết nối liên thông với Cơ sở Dữ liệu Dược Quốc gia, nhà thuốc đã chấp hành thực hiện theo quy định. Tại nhà thuốc này, lượng khách đến mua hàng rất đông nên nhà thuốc đã bố trí 1 nhân viên chuyên nhập dữ liệu. Tuy nhiên, việc cung ứng thuốc vẫn đủ phục vụ khách hàng.
![]() |
Hiện đã có trên 15.000 nhà thuốc đã thực hiện kết nối liên thông với Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia. (Ảnh minh họa) |
Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2019, Hà Nội đã bắt đầu thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn thành phố. Hiện thành phố Hà Nội có 6.893 cơ sở cung ứng thuốc đang hoạt động; trong đó đã có hơn 5.410 cơ sở, đạt 78,6% số cơ sở đã thực hiện kết nối liên thông.
Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện hầu hết các địa bàn đều đang nỗ lực triển khai kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc. Tuy nhiên, tại một số quận, huyện, các quầy thuốc tư nhân vẫn đang chậm tiến độ, tỷ lệ các cơ sở kết nối còn thấp như: Quốc Oai (mới đạt 25%), Thanh Oai (đạt 25%), Hoài Đức (đạt 45%); thậm chí ở một số huyện còn nhiều quầy thuốc tư nhân chưa thực hiện kết nối như Sóc Sơn (còn 133 quầy thuốc), Chương Mỹ (còn 58 quầy thuốc).
Kiểm soát bán thuốc theo đơn
Hiện nay, tình trạng mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng và việc bán thuốc tùy tiện mà không có đơn thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh đã gây ra những hậu khôn lường, báo động tình trạng kháng kháng sinh.
Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, việc ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc là giải pháp kiểm soát hoạt động mua bán thuốc, giá thuốc, nguồn gốc, chất lượng thuốc… giúp cơ quan quản lý nhà nước có thêm dữ liệu để quản lý, đảm bảo quyền lợi cho người dân khi mua thuốc. Đồng thời, cũng giúp kiểm soát bán thuốc theo đơn, tình trạng tùy tiện mua bán, sử dụng thuốc kháng sinh nhằm hạn chế tình trạng kháng thuốc.
“Sở Y tế Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của việc thực hiện kết nối, tăng cường kiểm tra hoạt động bán thuốc kê đơn, chất lượng kết nối liên thông tại nhà thuốc, quầy thuốc...; xử lý nghiêm các nhà thuốc chưa cập nhật thường xuyên, đầy đủ dữ liệu theo quy định. Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện, thị xã cũng sẽ tổ chức kiểm tra chất lượng việc thực hiện kết nối liên thông của các nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân và xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền”- ông Trần Văn Chung cho biết.
Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho người bệnh
Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cho biết, hiện đã có trên 15.000 nhà thuốc đã thực hiện kết nối liên thông với Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia, chiếm trên 80% các nhà thuốc trong cả nước.
Hiện, các địa phương đã phối hợp với các cơ sở cung ứng phần mềm trên địa bàn tổ chức tập huấn, cài đặt phần mềm, cấp tài khoản hướng dẫn cụ thể chi tiết cho các cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn.
Đối với quầy thuốc, theo lộ trình, đến 1/1/2020 phải thực hiện kết nối liên thông với Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia.
Ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc cần phải đảm bảo đúng lộ trình đề ra. Tuy nhiên, điều quan trọng là vẫn phải đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho người bệnh.
Ông Đông cũng cho biết, đối với một số trường hợp chưa thực hiện kết nối, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tiến hành rà soát, phân loại, xác định nguyên nhân và khẩn trương báo cáo về Bộ để có hướng xử lý. “Thời gian tới, Cục Quản lý Dược sẽ tổ chức các lớp tập huấn nhằm hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời khó khănnhằm đảm bảo tiến độ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc cho Sở Y tế các tỉnh, thành phố"- ông Đỗ Văn Đông cho biết./.
VOV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kê đơn thuốc ngoại trú tối đa 90 ngày theo Thông tư mới
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 26 ngày 30/6/2025 bổ sung danh mục bệnh được kê thuốc ngoại trú đến 90 ngày, bắt buộc thông tin định danh cá nhân và siết chặt quy trình kê đơn.

Thanh Hóa giữ vững tuyến đầu của ngành Y tế
Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, tỉnh Thanh Hóa đã chuyển 26 Trung tâm Y tế cấp huyện về trực thuộc Sở Y tế quản lý để tổ chức cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường; đồng thời giữ nguyên hệ thống Trạm Y tế cấp xã để phục vụ người dân, mục tiêu là giữ vững tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh và đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho Nhân dân.

3 quyền lợi mới cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong đó đáng chú ý là nhiều quyền lợi mới dành cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục. Cụ thể như sau:

Đẩy nhanh tiến độ triển khai bệnh án điện tử
Theo lộ trình, đến ngày 30/9, tất cả các bệnh viện trên cả nước phải triển khai bệnh án điện tử. Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu này, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá đang chỉ đạo các đơn vị tháo gỡ khó khăn, triển khai các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để đẩy nhanh tiến độ triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.

Từ 1/7: Người dân tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục được nhận 3–6 triệu đồng/tháng có phải không?
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều lời mời gọi người dân làm hồ sơ nhận trợ cấp 3 - 6 triệu đồng/tháng chỉ cần đã tham gia bảo hiểm y tế liên tục 5 năm. Thậm chí, có những người dân đã chuyển tiền tạm ứng cho “người hỗ trợ” và sau đó phát hiện mình bị lừa. Vậy thông tin này có đúng không?

Đảm bảo sức khỏe người lao động trong mùa hè
Sức khỏe là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lao động. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong mùa nắng nóng, các doanh nghiệp tập trung cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học, hạn chế tác động của yếu tố thời tiết đến sức khỏe người lao động.

Tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trước yêu cầu bắt buộc của Bộ Y tế, các bệnh viện trên cả nước đang tăng tốc triển khai bệnh án điện tử nhằm hoàn thành trước ngày 30/9/2025. Đây không chỉ là một mốc kỹ thuật mang tính hành chính, mà còn phản ánh bước chuyển của ngành y trong cách tiếp cận dữ liệu, tổ chức khám chữa bệnh và quản trị theo hướng hiện đại.

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ
Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.