Nhạc sĩ Phó Đức Phương: "Tôi phải hoàn thành sứ mệnh theo lệnh của bề trên"
Khi vào thăm nhạc sĩ Phó Đức Phương, ông bảo: "Tớ chưa thể "đi đâu được", vì phải hoàn thành sứ mệnh theo "lệnh của bề trên" - đó là một vệt những tác phẩm âm nhạc mà theo tớ là vô cùng quan trọng".
Nhắc tới nhạc sĩ Phó Đức Phương, công chúng yêu nhạc bốn phương sẽ nhớ tới những: Hồ trên núi, Chảy đi sông ơi!, Trên đỉnh Phù Vân, Không thể và có thể, Về quê…
Mỗi tác phẩm là một câu chuyện kể bằng âm nhạc, mà cách kể của mỗi câu chuyện một khác. Những cốt truyện của ông nhiều khi được bắt nguồn từ vốn cổ, từ những điển tích, điển cố, nhưng tất cả đều có giai điệu, ca từ đắm đuối, chân tình, đưa người nghe tới tận cùng của cảm xúc.
Kể cả với những bài được ông sử dụng những cung quãng trúc trắc, đòi hỏi người thể hiện không chỉ ở giọng hát mà còn cả bản lĩnh nghề nghiệp và sự thấu hiểu trong ngôn từ, âm nhạc, mới có thể lột tả được thần thái của tác phẩm… thì sau cùng vẫn cứ cho người nghe một cảm xúc vô cùng đẹp đẽ về âm nhạc.

Nhấn để phóng to ảnh
Nhắc tới nhạc sĩ Phó Đức Phương, công chúng yêu nhạc bốn phương sẽ nhớ tới những: Hồ trên núi, Chảy đi sông ơi!...
Những giai điệu thấm đẫm hồn quê, xứ sở
Âm nhạc của ông luôn tạo cho người nghe cảm xúc mới lạ. Mỗi tác phẩm mang một phong vị riêng, không lặp lại ngôn ngữ âm nhạc của chính mình.
Nếu như: “Những cô gái Quan họ” cho người nghe cảm nhận về sự duyên dáng, mượt mà đầy nữ tính và thuần Việt mang đậm nét văn hóa của người phụ nữ vùng quê Kinh Bắc ngoan cường trong bom đạn khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ, thì ở những sáng tác càng về sau này, người nghe tiếp nhận được là những câu chuyện hoàn toàn mới mẻ.
Ngôn ngữ âm nhạc đa sắc, mang màu sắc âm hưởng của âm nhạc tôn giáo, thoát tục. Đôi lần, trong câu chuyện với các nhạc sĩ tiền bối, chúng tôi hay nói đùa rằng có lẽ nhạc sĩ Phó Đức Phương có khả năng "thông linh", nên ông đã nhận được những tín hiệu đặc biệt, để có thể kể những câu chuyện lịch sử bằng âm nhạc, mà không phải người cầm bút nào cũng có thể làm được.
Bởi, nếu không phải là như thế, thì người bình thường chắc chả ai dám mạo phạm xưng “Ta - Ngươi” ngang hàng với các Thánh - Thần, như trong “Bài ca thần chim lạc” ông đã “nhập đồng” để có thể cất lên những câu hát - nói khiến người nghe nổi da gà: “Ta là thần chim lạc, sải cánh chín tầng trời/Qua biển Đông sóng dậy, về núi Tây điệp trùng/Đây Hồng Hà nặng đỏ, kia chín nhánh sông Rồng/Giang sơn muôn ngàn dặm, cháu con ức triệu người/Ta bay qua thời gian, từ thuở hồng hoang/Ta bay thấu không gian, biển rộng núi cao, đi hết cõi hữu hình, ta vào miền vô ảnh, vẫn nặng tình nhân gian/Bồn chồn nỗi cháu con nòi giống…”
Gần đây, những yếu tố tâm linh trong các tác phẩm của ông càng được thể hiện rõ nét qua một loạt tác phẩm đồ sộ mà ông đã hóa thân vào Hai Bà Trưng: “Từng nghe trời sinh con người làm tông chủ muôn loài/ Nhưng lưới trời lồng lộng, đạo trời cao nghiêm, vậy mà... nay có kẻ khác nòi tên là Tô Định, lòng dạ chó dê tham tàn bạo ngược/ Tội ác chất chồng đầy núi, đầy sông/ Khiến đất trời, thần linh, người người căm giận…”.
Sau khi tác phẩm hoàn thiện, ông đã tập cho ca sĩ Phương Anh (Đoàn Nghệ thuật Hải quân) 1 ngày, 1 đêm, nhưng đến lúc thu thanh ở studio, vẫn có nhiều câu ông phải dạy truyền khẩu lại.
Tuy nhiên, theo nhạc sĩ Phó Đức Phương, để tìm một ca sĩ khác, hát được như Phương Anh với bài này quả thực chẳng dễ gì; hay như trong tác phẩm viết về Trần Hưng Đạo, ông cũng đắm đuối hóa thân, nhập đồng vào “Lời thề sông Hóa”.
Để kể lại câu chuyện khi Đức Thánh Trần Hưng Đạo, trong lúc đang họp với tướng sĩ, thì nghe tin cấp báo Voi bị sa lầy. Trần Hưng Đạo cùng tướng sĩ chạy ra bến sông. Lúc này, con voi nước mắt lã chã… ông đã nhập đến độ thốt lên: “Hỡi ơi! Voi đồng đội của ta/ Voi chiến binh của ta/ Ơi! Voi dũng mãnh của ta/Ta hiểu rồi, Voi hận vì không được ra chiến trường/ Voi muốn cùng ta lên đường để ngày đêm giệt tan lũ giặc Thát/ Ta và Voi hàng trăm trận chiến đấu/ làn tên mũi giáo sống chết Voi xá gì.../ Ta và Ngươi hỡi Dã Tượng, cùng nhau đã mang chiến bào, nợ dân, nợ nước khoác vào, bảo nhau hãy diệt tan lũ Thát…/ Sông Hóa ta mau vượt qua quyết trận này lấy đầu Ô Mã Nhi..."

Nhấn để phóng to ảnh
Nhạc sĩ Phó Đức Phương với NSND Lê Huy Quang và Nhạc sĩ Trần Lệ Chiến tại Đại hội Hội Nhà Văn Hà Nội, năm 2017.
Phó Đức Phương: Người của công việc
Tôi không nhớ chi tiết là mình đã may mắn gặp gỡ và trở thành “bạn vong niên” của nhạc sĩ Phó Đức Phương trong hoàn cảnh nào?, nhưng tôi nhớ rõ những sự kiện liên quan tới ông và Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam trong suốt 18 năm trời đằng đẵng trên con đường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả - chủ sở hữu tác phẩm. Đó là vào năm 2000, khi ông khởi xướng lấy chữ ký của 300 nhạc sĩ, tác giả để trình Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội… cho phép thành lập Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC).Từ đó đến nay, không biết đã có bao nhiêu trận sóng gió xảy ra, nhưng ông không e ngại những va chạm trong các mối quan hệ, để tìm ra giải pháp tối ưu.

Nhấn để phóng to ảnh
Nhạc sĩ Phó Đức Phương và Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Tổng Giám đốc VCPMC.
Ẩn sâu vẻ bề ngoài cương trực và có phần hơi căng cứng, quyết đoán, luôn là một tâm hồn nhạy cảm, nhưng cũng thật hồn nhiên và vô tư trước cuộc đời. Trong ông là cả một kho tư liệu sống về văn hóa, về triết lý nhân sinh quan, thấm đẫm tình người, hồn quê. Và là người sẵn sàng xả thân vì công việc, đúng như câu hát: “Sông hiến mình tất cả, đời sông không hề tiếc vơi đầy” trong ca khúc nổi tiếng “Chảy đi sông ơi!”, của ông.

Nhấn để phóng to ảnh
Nhạc sĩ Phó Đức Phương cùng nhạc sĩ Hữu Xuân, Lê Văn Lộc, Trần Lệ Chiến tại VCPMC chi nhành phía Nam, 2018.
Tôi chưa thể "đi đâu được", vì tôi phải hoàn thành sứ mệnh theo “lệnh của bề trên”
Sau Tết Canh Tý, khi hay tin ông bạo bệnh, gặp ông chúng tôi không khỏi xót xa. Ông gầy và xanh… Tuy nhiên, chuyện trò với ông thì chính ông lại là người động viên chúng tôi phải mạnh mẽ trước những sóng gió cuộc đời.
Ông bảo: “Nghe bác sĩ thông báo bệnh tình, tớ cũng chẳng giật mình, không choáng váng, hoang mang và cũng không biết thế nào là buồn… Trong đầu tớ chỉ nghĩ: Lại phải vất vả đây!, lại phải vượt khó giống như học sinh nghèo vượt khó, lại phải lội ngược dòng như bao chuyện mà cả đời mình đã từng làm.
Vì cả đời mình đã gập ghềnh thế rồi... Tuy nhiên, cũng thú thực ba tháng vừa rồi quả thật chưa bao giờ tớ rơi vào tỉnh thế hiểm nghèo đến như vậy, sút gần 20kg. Thế nhưng, tớ đã đặt mục tiêu vượt qua khó khăn, dù đây quả là một thách thức quá ghê gớm của một nhạc sĩ đã ở tuổi 77 như tớ... hay là tớ chưa đủ tuổi nhớn để hiểu hết mức độ nghiêm trọng của tình thế (cười)”.

Nhấn để phóng to ảnh
Nhạc sĩ Phó Đức Phương cùng NSND Phạm Ngọc Khôi, Nhạc sĩ Phạm Hồng Sơn, Trần Lệ Chiến, Giáng Son, gặp mặt đầu Xuân 2020.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương lạc quan, và ông có niềm tin vào khoa học hiện đại, vào đội ngũ y, bác sĩ và niềm tin vào bạn bè… Còn gì hạnh phúc hơn khi bên mình có gia đình, vợ, con chăm bẵm lúc trọng bệnh; không chỉ bạn bè đồng nghiệp, người hâm mộ đến thăm mà còn cảm động hơn khi người thầy của mình - Giáo sư, nhạc sĩ Chu Minh đã ở tuổi 92, đi lại cực kỳ vất vả nhưng vẫn một mực bằng mọi giá phải đến thăm cậu học trò Phó Đức Phương 77 tuổi.
Rồi những hộp thuốc đặc trị ung thư được người hâm mộ là doanh nhân Hoàng Kiều gửi từ Mỹ về cho ông trong lúc khẩn thiết; Những cán bộ, chuyên viên của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, chi nhánh phía Nam... từ TPHCM ra thăm ông còn kỳ công mang theo cả một tô mỳ vằn thắn, xủi cảo mua ở một cửa hàng nổi tiếng trên phố Hà Tôn Quyền, mà mỗi lần vào Sài Gòn ông thường thích ghé ăn.
Còn các cán bộ, chuyên viên của Trung tâm ở Hà Nội thì phân công nhau chưng tổ yến để mỗi tuần mang vào viện cho "bạn Phương" của họ, chỉ để thấy ông cười và sức khỏe mỗi ngày một tiến triển tốt. Ông bảo: “Số tớ may mắn, nhờ có sự động viên, đùm bọc đầm ấm của mọi người, đặc biệt của đôi ngũ y bác sĩ, cùng hệ thông y tế hiện đại, công nghệ cao mà Bệnh viện Quốc tế Vinmec đã dành cho tớ, đó là động lực, là niềm tin và hy vọng, thực sự mạnh mẽ cho tớ. Tớ thực sự có thể thở phào nhẹ nhõm, yên tâm và cảm kích với những ân tình mà Bệnh viện Vinmec đã dành cho tớ trong giai đoạn khẩn cấp này”.
Tuy sức khỏe còn yếu và mệt, nhưng lần nào vào gặp ông, những chuyện đời, chuyện nghề của anh em chúng tôi chẳng khi nào dứt. Nhưng vì phải giữ sức khỏe cho người bệnh mà chúng tôi phải căn giờ để rời khỏi phòng bệnh mà thôi.
Hôm qua tôi vào thăm, ông bảo: “Tớ chưa thể "đi đâu được", vì tớ phải hoàn thành sứ mệnh theo “lệnh của bề trên” - đó là một vệt những tác phẩm âm nhạc mà theo tớ là vô cùng quan trọng.
Đó là viết về những bậc thánh nhân, tiền nhân, tiên tổ mà tớ, với vai trò là một nhạc sĩ phải đền ơn, đáp nghĩa bằng những tác phẩm âm nhạc như tớ đã từng viết về: Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng và sắp tới sẽ viết về Anh linh của các bậc Thánh nhân trong lịch sử Việt Nam như: Quang Trung, Lý Thường Kiệt... tất cả đang dần hình thành và tớ sẽ tiếp tục hóa thân vào từng nhân vật chứ không đứng ngoài ngợi ca”.
Minh Anh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chiều ngang qua phố
Có một mùa hạ rất xanh, trong lành nơi ánh mắt. Đó là những buổi chiều mùa hạ về ngang qua thành phố mà nắng chưa đủ gắt gỏng, và mưa cũng chẳng thể dữ dội, ồn ào… Mỗi con đường, góc phố nơi đây đều mang những nét đẹp rất riêng của chiều tháng 5 yên lành, dịu mát.

Tăng cường quản lý thị trường tại các khu du lịch biển
Thanh Hoá đang bước vào cao điểm mùa du lịch biển 2025, kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, sử dụng các dịch vụ, hàng hoá tại các khu, điểm du lịch tăng cao. Nhằm tạo dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường quản lý thị trường, bình ổn giá, ngăn chặn các hành vi chèo kéo, ép khách.

Các điểm đến tại thành phố thu hút đông đảo du khách dịp nghỉ lễ
Trong 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm du lịch, vui chơi giải trí tại Thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt là với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá thu hút đông đảo khách những ngày lễ
Ngoài các khu du lịch biển, sinh thái cộng đồng, văn hoá tâm linh và các khu vui chơi giải trí trên toàn tỉnh thì 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đón hơn 10 nghìn khách đến tham quan
Theo thống kê, trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, từ 30/4 đến 2/5, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đã đón khoảng 10.000 lượt khách, trung bình mỗi ngày trên 3000 lượt, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Sáng 2/5, Xá lợi Phật về tới Việt Nam
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung thỉnh từ Ấn Độ vừa về tới sân bay Tân Sơn Nhất sáng 2/5.

Các điểm đến vui chơi, giải trí của Nghi Sơn thu hút du khách dịp nghỉ lễ
Du khách khi đến thị xã Nghi Sơn,, sau khi hòa mình vào nắng gió ở biển Hải Hòa, vi vu Bãi Đông hoang sơ còn được khám phá nhiều trải nghiệm thú vị với các khu, điểm du lịch có các loại hình vui chơi, giải trí hấp dẫn. Trong ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ, thời thiết nắng nhẹ, đây là yếu tố rất thuận lợi để các điểm đến này thu hút đông đảo du khách.

Các di tích văn hóa, lịch sử thu hút du khách trong dịp nghỉ lễ
Ngoài các thắng cảnh tự nhiên, Thanh Hóa còn là địa phươngcó hệ thống di tích, di sản văn hóa, lịch sử đậm đặc, trong đó có nhiều di tích nổi tiếng. Trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, các địa điểm này trở thành nơi tham quan, trải nghiệm ý nghĩa cho nhiều du khách trong và ngoài nước.

Hoằng Hoá phấn đấu đón hơn 2 triệu lượt khách
Mùa du lịch năm nay, huyện Hoằng Hoá phấn đấu đón hơn 2 triệu lượt khách. Nhằm quảng bá rộng rãi tới du khách mọi thông tin hoạt động du lịch của địa phương, vừa qua huyện đã chính thức đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn.

Tượng đài và ký ức
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khu vực cầu Hàm Rồng là nơi giao nhau giữa tuyến đường sắt và đường bộ. Không quân Mỹ coi cầu Hàm Rồng là điểm tấn công quyết định, nhằm khóa chặt tuyến giao thông huyết mạch, cắt đứt sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Tại đây, lực lượng thanh niên xung phong, nòng cốt là Đội N87 đã cùng với bộ đội, dân quân làm nên bao sự tích anh hùng, trong đó có chiến công và sự hy sinh dũng cảm của 13 nữ thanh niên xung phong Tiểu đội xung kích thuộc C873, Đội N87. Vùng “đất thép” Hàm Rồng trở thành bản tráng ca được Nhân dân cả nước, bạn bè thế giới cảm phục, tự hào.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.