Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011, hàng loạt cuộc chính biến, "cách mạng đường phố" lật đổ chính quyền ở nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông đã bùng nổ, gây chiến tranh, đau thương, đói khổ, tình trạng khủng bố, cực đoan gia tăng... Mới đây nhất, Bangladesh cũng rơi vào bất ổn sau khi bùng phát các cuộc biểu tình do các nhóm sinh viên dẫn đầu nhằm phản đối một số chính sách về việc làm. Biểu tình đã leo thang thành phong trào phản đối Chính phủ, yêu cầu Thủ tướng đương nhiệm phải từ chức, sau đó trở thành cuộc bạo loạn khiến hơn 400 người chết, đưa đất nước rơi vào tình trạng rối ren, bất ổn.
Tại Việt Nam, các vụ việc trong nhiều năm qua cho thấy rằng các thế lực thù địch luôn không ngừng sử dụng chiến lược "diễn biến hoàn bình" nhằm xoá bỏ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Những biểu hiện của "Cách mạng màu" cũng đã manh nha xuất hiện ở Việt Nam. Đó là các cuộc tụ tập đông người với nhiều lý do, trong đó có cả những cuộc tụ tập đập phá, gây bất ổn cho xã hội.
Năm 2014, khi Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Lấy cớ là đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các thế lực thù địch đã tìm mọi thủ đoạn để lôi kéo những người thiếu tỉnh táo tụ tập đông người, thậm chí còn manh động đốt phá nhà máy, cơ sở sản xuất. Tiếp đó, năm 2016, dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường sau sự cố môi trường biển do Công ty Formosa gây ra, các đối tượng đã kích động một số cuộc tụ tập đông người có hành vi bạo lực vi phạm pháp luật dưới chiêu bài "vì môi trường, chống Công ty Formosa Hà Tĩnh". Năm 2018, tổ chức khủng bố có tên gọi "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" đã lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin bằng cách tổ chức chiến dịch "trưng cầu dân ý" và cấp phát nhà miễn phí. Chúng hứa hẹn sẽ hỗ trợ tài chính và cấp đất, cấp nhà cho người nghèo. Đổi lại những ai đăng ký tham gia nhận hỗ trợ sẽ phải tham gia chiến dịch trưng cầu dân ý thể hiện quan điểm chống đối chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Thu, Phó Trưởng khoa lý luận Chính trị - Luật, trường Đại học Hồng Đức cho biết: "Các quốc gia đã xảy ra cách mạng màu, tình hình chính trị đều rơi vào tình trạng bất ổn. Có những quốc gia để dập được cuộc cách mạng màu này đã để lại hậu quả rất lớn, do đó đây là một bài học rất lớn cho Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, ở trong đất nước ta cũng có những phần tử chống đối, những phần tử bất mãn và đang lợi dụng vào những vấn đề này để kích động, để làm rối loạn tình hình an ninh trật tự xã hội".
Thực tế cho thấy bản chất của "Cách mạng màu" chính là các cuộc lật đổ chế độ hiện tại bằng phương thức bất bạo động, có sự kết hợp giữa những kẻ chủ mưu bên trong với các thế lực thù địch bên ngoài.
Những kẻ chủ mưu giương cao ngọn cờ dân chủ, lôi kéo người dân vào các cuộc biểu tình, tuần hành khiến cho các hoạt động của đời sống xã hội bị tê liệt. Chính phủ mất dần kiểm soát xã hội. Khi những cuộc biểu tình, tuần hành tác động xấu đến đời sống xã hội và sự điều hành của Chính phủ, sẽ xuất hiện các thế lực bên ngoài thông qua các tổ chức phi Chính phủ, thậm chí là Chính phủ của một quốc gia khác lên tiếng ủng hộ người biểu tình. Từ đây, xung đột giữa người dân và chính quyền ngày càng được đẩy lên, dẫn đến xung đột, bạo động. Và người gánh chịu hậu quả cuối cùng chính là người dân phải chịu.
Xác định được những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách về công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, phòng chống "diễn biến hòa bình"; tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản; hoàn thiện hệ thống pháp lý trong đấu tranh với hoạt động thù địch. Đặc biệt, công tác tuyên truyền được tiếp tục đẩy mạnh, đồng bộ, bao trùm đến nhiều đối tượng, nhất là thế hệ trẻ hiện nay.
Ông Phạm Văn Tuấn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá cho biết: "Qua nắm bắt tình hình của đội ngũ cán bộ đảng viên và cả tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, chúng tôi thấy đội ngũ cán bộ đảng viên, Nhân dân trong tỉnh đã tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh phản bác lại các thông tin xấu độc ở trên không gian mạng, niềm tin của cán bộ đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ được tăng lên". Bà Lương Thị Hạnh, Bí thư Huyện uỷ Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá cũng cho rằng: "Nhận thức của một bộ phận giới trẻ cũng có thể chưa thật sự là đầy đủ, chính vì vậy mà chúng tôi cho rằng trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh hơn nữa về công tác tuyên truyền, để làm sao mỗi người hiểu đúng, hiểu rõ về ý nghĩa của các nội dung, các công việc trong tình hình thực tế hiện nay để có ý chí nghị lực, tiếp tục tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng".
Từ thực tiễn các cuộc cách mạng màu đã diễn ra trên thế giới và cuộc đấu tranh phòng ngừa nguy cơ ở Việt Nam cho thấy: giải pháp hiệu quả và bền vững nhất chính là xây Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, bảo đảm sự ổn định chính trị vững mạnh từ Trung ương đến địa phương; giữ gìn nền quốc phòng toàn dân, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò đấu tranh, phản biện của Nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, người dân cần hết sức cảnh giác, tỉnh táo trước các hoạt động tuyên truyền, phá hoại tư tưởng, lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch, các đối tượng chống phá. Khi mỗi người dân là một pháo đài tư tưởng vững chắc thì không một kẻ thù, thế lực nào có thể uy hiếp, lật đổ được chế độ, sự ổn định, bình yên của đất nước.
Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tỏa sáng phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn
Cụ Tống Văn Sơn sinh ngày 03/3/1946, trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học và giàu truyền thống cách mạng tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn. Mặc dù, đã 80 tuổi nhưng với sự tinh thông về y khoa, am hiểu ngành y, sự tận tụy trong công việc nên Cụ đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều bệnh nhân từ các xã, các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
Thành phố Sầm Sơn chú trọng phát triển đảng viên trẻ là học sinh các trường học
Thành phố Sầm Sơn là nơi 70 năm trước con tàu tập kết cập bến đưa những "hạt giống đỏ" của phong trào cách mạng miền Nam ra Bắc. Đây là tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Đảng, Bác Hồ để xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa "hồng", vừa "chuyên". 70 năm đã trôi qua, nhưng bài học từ chủ trương đúng đắn này vẫn được Đảng bộ thành phố Sầm Sơn phát huy, áp dụng thực hiện có hiệu quả trong việc quan tâm “gieo hạt giống đỏ”, bồi dưỡng, phát triển đảng viên là học sinh trong các trường học.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.