Nhân lên giọt máu sẻ chia
Từ năm 2005 đến nay, ngày 14/6 hàng năm được Tổ chức Y tế Thế giới chọn làm Ngày Quốc tế người hiến máu nhằm tôn những người tình nguyện hiến máu, cho đi mà không đòi hỏi sự đền đáp. Nghĩa cử cao đẹp của các tình nguyện viên hiến máu đã đem đến sự sống cho rất nhiều bệnh nhân. Lan tỏa tinh thần nhân văn “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, phong trào hiến máu nhân đạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ngày càng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Từ phong trào, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình sẵn sàng sẻ chia những giọt máu đỏ để cứu người.
Anh Lâm Thanh Tình ở phường Quảng Phú, thành phố Thanh Hoá đã 44 lần hiến máu, trong đó 19 lần hiến tiểu cầu và 25 lần hiến máu toàn phần. Tham gia hiến máu tình nguyện từ khi còn là sinh viên, sau khi trở thành giáo viên anh Tình vẫn tiếp tục tham gia các chương trình hiến máu nhân đạo.

Với mong muốn lan toả phong trào hiến máu cứu người, anh Tình cùng những người bạn đã thành lập Câu lạc bộ Giọt hồng xứ Thanh thuộc Hội chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hoá và đã vận động được hơn 5.000 người tham gia hiến máu tình nguyện.

Anh Lâm Thanh Tình, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giọt hồng xứ Thanh, tỉnh Thanh Hoá
Anh Lâm Thanh Tình, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giọt hồng xứ Thanh, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Khi nhìn thấy bệnh nhân thiếu máu, cấp cứu nhìn thấy rất thương. Đó là động lực để thôi thúc mình phải chăm lo sức khoẻ, đảm bảo sức khoẻ để cứu sống bệnh nhân".
Một bệnh nhân xúc động: "Tôi bị tan máu bẩm sinh từ khi 2 tuổi. Mỗi tháng phải đi truyền máu 1 lần. Người nhà không có máu truyền vì 3 chị em cùng 1 bệnh. Xin cảm ơn những tình nguyện viên đã hiến máu tình nguyện để cứu sống những bệnh nhân giống như tôi".
Công tác tại Trung tâm huyết học và truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, anh Phạm Huy Duẩn thấu hiểu được sự cần thiết của máu đối với công tác điều trị và cấp cứu bệnh nhân.

Mặc dù còn rất trẻ, mới ra trường được 3 năm nhưng anh Duẩn đã tham gia hiến máu 5 năm với 4 lần hiến tiểu cầu và 20 lần hiến máu toàn phần. Anh cũng tham gia ngân hàng máu sống thường trực 24 giờ để sẵn sàng hiến máu khi cần.

Cử nhân xét nghiệm Phạm Huy Duẩn, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Cử nhân xét nghiệm Phạm Huy Duẩn, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Việc hiến máu rất thiết thực giúp cấp cứu những bệnh nhân cần máu. Thấu hiểu được việc này tôi đã hiến máu nhiều lần, đồng thời đi vận động ở các huyện, địa phương để giúp bệnh nhân với mong muốn 1 giọt máu cho đi 1 cuộc đời ở lại".
Mỗi năm tỉnh Thanh Hoá cần từ 70 đến 80 nghìn đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị. 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã triển khai 63 sự kiện và ngày hội hiến máu tình nguyện ở các địa phương, đơn vị, tiếp nhận được gần 28 nghìn đơn vị máu an toàn, đạt 68% chỉ tiêu Trung ương giao. Với tinh thần "hiến giọt máu đào – trao đời sự sống", "Mỗi giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại", phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh ngày càng lan toả mạnh mẽ.

Ông Lê Xuân Hảo, Phó Chủ tịch Hội chữ thập Đỏ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Xuân Hảo, Phó Chủ tịch Hội chữ thập Đỏ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Vai trò của lực lượng tình nguyện viên, những người hiến máu tình nguyện đã tham gia rất tích cực. Và đặc biệt là những người tham gia hiến máu hiến máu nhắc lại nhiều lần, có những người tham gia 60 lần, có những người 20 lần. Họ cũng đồng thời là những người vận động hiến máu rất tích cực".
Những giọt máu hiến tặng không chỉ thể hiện tình cảm, tấm lòng nhân ái, trách nhiệm với cộng đồng mà còn làm cho tinh thần nhân đạo lan tỏa rộng rãi. Đó chính là hành trình từ trái tim đến trái tim, góp phần làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa hơn.

Bảo vệ sức khỏe người bệnh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp phòng tránh nắng nóng, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Cần 25.000 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân
Theo Bộ Y tế, định hướng từ năm 2026 đến năm 2030, toàn bộ người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm, ước tính chi phí khoảng 25.000 tỷ đồng cho 100 triệu dân.

6 ca ghép mô, tạng được thực hiện thành công trong kỳ nghỉ lễ
Ngay trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công 6 ca ghép mô, tạng từ người hiến chết não, giúp nhiều bệnh nhân nguy kịch hồi sinh sự sống.

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng mạnh. Bệnh viện đã phải bố trí thêm phòng khám và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.

Hiện đại hóa quy trình khám chữa bệnh
Việc ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện đang là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng một cách toàn diện. Tại Thanh Hóa, phần mềm quản lý bệnh viện toàn diện của Công ty Minh Lộ góp phần hiện đại hóa quy trình khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận.

Số bệnh nhân tăng sau kỳ nghỉ lễ
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, số lượng bệnh nhân sau kỳ nghỉ lễ tăng mạnh. Các bệnh viện phải bố trí thêm nhiều bàn khám bệnh và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân.

Các bệnh viện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt bệnh nhân dịp nghỉ lễ
Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong dịp nghỉ lễ vừa qua, các bệnh viện trên cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt người bệnh.

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do visus Dengue gây nên, lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.