Nhân rộng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý
Những năm qua, mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý đã hình thành và không ngừng được mở rộng. Sự phát triển của các Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hội viên, phụ nữ trên địa bàn.
Được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Bá Thước tạo điều kiện, năm 2021, Tổ hợp tác mây tre đan thôn Lau xã Điền Thượng được thành lập với 55 thành viên. Đến nay, Tổ hợp tác đang tạo việc làm cho 130 lao động trên địa bàn. 70% sản phẩm được làm theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp để xuất khẩu, 30% số sản phẩm là do tổ hợp tác tự thiết kế để cung cấp thị trường nội địa. Chị Phạm Thị Mai, Chủ tịch Hội LHPN xã Điền Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tổ hợp tác mây tre đan được thành lập, các bà các mẹ đều tham gia, có việc làm ổn định, góp phần vào phát triển kinh tế gia đình, chị em có điều kiện tham gia các hoạt động phong trào do hội phát động".
Hợp tác xã trồng rau sạch Nhuận Thạch của Phụ nữ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn cũng vừa ra mắt. Hợp tác xã có hơn 4 ha sản xuất cây rau, màu an toàn. Ngoài được Hội phụ nữ tỉnh hỗ trợ giống, phân bón, các thành viên còn được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng mau an toàn để nâng cao giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích.
Chị Nguyễn Thị Hồi, Giám đốc HTX trồng rau sạch Nhuận Thạch xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Việc hỗ trợ thành lập Hợp tác xã là một điều kiện rất quan trọng để Hợp tác xã có những bước tiến mới, sản xuất chuyên nghiệp hơn và đưa sản phẩm có tem mác, có thương hiệu. Từ đó có thể đưa các sản phẩm vào các thị trường tiêu thụ lớn hơn, như các bếp ăn tập thể, các cửa hàng thực phẩm sạch hay là các công ty xí nghiệp".
Đến nay, các cấp Hội phụ nữ Thanh Hóa đã hỗ trợ thành lập được trên 360 Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Tổ liên kết do phụ nữ tham gia quản lý. Riêng 10 tháng năm 2024, toàn tỉnh đã hỗ trợ thành lập được 32 mô hình. Bà Ngô Thị Hồng Hảo, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hội liên hiệp Phụ nữ đã kết hợp rất nhiều giải pháp, bắt đầu từ việc phát huy lợi thế của địa phương cũng như các nhóm làng nghề để tập hợp chị em lại thành các nhóm xây dựng mô hình kinh tế tập thể. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hướng dẫn hỗ trợ cho chị em về mặt pháp lý cũng như là nâng cao về kiến thức, kỹ năng, trình độ để giúp chị em có thể phát triển sản xuất, xây dựng các sản phẩm của mình".
Cùng với nhân rộng mô hình kinh tế tập thể, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh chú trọng hỗ trợ các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Tổ liên kết do phụ nữ tham gia quản lý xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh, kết nối tiêu thụ sản phẩm... Qua đó tạo điều kiện để phụ nữ phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao vai trò, vị thế, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chăm lo đời sống, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thanh Hóa.
Thanh Hóa có 80 mã số vùng trồng xuất khẩu
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 10/2014, Thanh Hóa đã cấp và duy trì 80 mã số vùng trồng xuất khẩu với diện tích trên 655 ha.
Sẽ ngừng giao dịch với tài khoản không xác thực sinh trắc học từ 2025
Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản thanh toán hoặc chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện các giao dịch trực tuyến và chuyển hay rút tiền tại ATM nếu chưa hoàn thành xác thực sinh trắc học. Đây là quy định tại Thông tư 17/2024 của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn hơn cho các giao dịch.
10 tháng năm 2024: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 27 tỷ USD
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 10 tháng qua đạt hơn 27 tỷ USD, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoạt động đối ngoại, kêu gọi thu hút đầu tư 10 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực
10 tháng năm 2024, với sự nỗ lực của cá cấp, các ngành cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả tích cực; hoạt động đối ngoại, nhất là mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, kêu gọi thu hút đầu tư đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đa dạng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP
Sau 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, Thanh Hóa đã có trên 500 sản phẩm được gắn sao, đứng thứ 3 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP. Sau khi được công nhận sản phẩm ocop, các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đa dạng hóa các kênh bán hàng nhằm quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
10 tháng năm 2024, Thanh Hóa thành lập mới hơn 2.800 doanh nghiệp
10 tháng năm 2024, công tác phát triển doanh nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Toàn tỉnh có 2.813 doanh nghiệp thành lập mới, bằng 93,7% kế hoạch, tăng 22,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 cả nước và đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ; số vốn đăng ký đạt 20.747,1 tỷ đồng, tăng 44%.
Xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục mới 7,5 tỷ USD
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả cả nước đã đạt 6,34 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt kỷ lục 5,7 tỷ USD của năm 2023.
CPI 10 tháng năm 2024 tăng 3,78%
Báo cáo kinh tế xã hội mới công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng CPI cả nước tháng 10/2024 đã tăng 0.33% so với tháng trước.
Hiệu quả từ phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu
Trong xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu, việc cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu là một tiêu chí bắt buộc. Để hoàn thành tiêu chí này, mỗi địa phương, các tổ chức đoàn thể đã lồng ghép, gắn tiêu chí trong thực hiện các mô hình cụ thể. Qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu ở địa phương.
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Sự phát triển nhanh chóng của kinh doanh online với hàng loạt sàn thương mại điện tử ra đời đã giúp cho hoạt động giao dịch mua bán hàng hoá dễ dàng, thuận lợi hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại thì thực trạng hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại trong thương mại điện tử cũng đang diễn ra phức tạp và khó kiểm soát, đòi hỏi cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.