Nhân rộng phương pháp giáo dục STEM vào giảng dạy
Hoạt động giáo dục STEM tại các đơn vị thí điểm đã tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, như "làn gió mới" giúp đổi mới phương pháp dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Từ những thành công ban đầu, mô hình giáo dục STEM được Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tiếp tục nhân rộng trong năm học 2024-2025.
Chỉ bằng những nguyên liệu dễ tìm và một số thao tác đơn giản, các em học sinh của lớp 4B trường Tiểu học Đông Hương, thành phố Thanh Hoá đã tạo ra các sản phẩm sáng tạo để phục vụ việc đọc, viết được các chữ số có 6 chữ số. Để có các sản phẩm sáng tạo phục vụ cho việc học, các em học sinh đã làm việc theo nhóm với sự hướng dẫn của giáo viên trong tiết học STEM: Bộ chữ số bí ẩn.

Em Nguyễn Thế Thiên Phú, trường Tiểu học Đông Hương, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Sau khi được học và thực hành làm sản phẩm STEM bộ chữ số bí ẩn, em rất vui và hào hứng vì em và các bạn đã được làm việc nhóm và sáng tạo bộ số theo ý thích của mình".
STEM là chương trình giáo dục trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan đến 4 lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học, theo cách tiếp cận liên môn. Mô hình STEM góp phần đào tạo thế hệ học sinh bắt nhịp xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0. Ở giai đoạn 1, trong năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã triển khai thí điểm thực hiện tại 5 địa phương, gồm: thành phố Thanh Hóa và các huyện Quảng Xương, Thọ Xuân, Thường Xuân, Thạch Thành, mỗi địa phương triển khai tại ít nhất 5 cơ sở giáo dục tiểu học. Giai đoạn 2, từ năm học 2024-2025 sẽ triển khai thực hiện đến tất cả các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh.


Bà Vũ Thị Oanh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hà Ninh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá
Bà Vũ Thị Oanh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hà Ninh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Khi đưa STEM vào lồng ghép trong các môn học, các em hoc sinh khá thích thú, tuy nhiên, nhà trường vẫn gặp một số khó khăn như cơ sở vật chất và nguồn kinh phí vẫn còn hạn hẹp".
Không chỉ ứng dụng ở cấp tiểu học, phương pháp giáo dục STEM còn được ứng dụng tại nhiều trường mầm non trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động giáo dục tích hợp theo tiếp cận STEM với môi trường giáo dục phong phú, sáng tạo từ các nguyên vật liệu sẵn có giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng đa dạng, tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm học tập, phát triển tư duy phản biện và sáng tạo.

Bà Phạm Thị Hoà, Hiệu trưởng trường Mầm non Tân Sơn, thành phố Thanh Hoá
Bà Phạm Thị Hoà, Hiệu trưởng trường Mầm non Tân Sơn, thành phố Thanh Hoá cho biết: "Để triển khai STEM toàn diện hơn, chúng tôi đã cử giáo viên đi tập huấn học hỏi kinh nghiệm ở các trường mầm non ngoài Hà Nội, trang bị cơ sở vật chất tốt để có thể đáp ứng nhu cầu môn học".
Để triển khai hiệu quả giai đoạn 2 của chương trình giáo dục STEM trên địa bàn tỉnh, ngành giáo dục Thanh Hóa đang tích cực xây tham mưu cho chính quyền địa phương khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện; đồng thời, chủ động tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng cho giáo viên đối với phương pháp giáo dục mới này.

Chạm tới ước mơ
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành
Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.