Nhập nhằng sách giáo khoa tiếng Anh mới
Hiện, các cuốn sách giáo khoa (SGK) ngoại ngữ vẫn chưa được thẩm định. Việc biên soạn SGK tiếng Anh hiện đang có nhiều "nhập nhằng", cần làm rõ.
Bộ GD&ĐT không thẩm định SGK tiếng Anh của Đề án ngoại ngữ
Trong số 6 bản mẫu sách giáo khoa (SGK) tiếng Anh lớp 1 được đánh giá đạt trong đợt đầu tiên, chỉ 1 mẫu SGK có tổng chủ biên là người Việt Nam.
Tại hội nghị giới thiệu các bản mẫu SGK đã được thẩm định của NXB Giáo Dục Việt Nam vừa qua, một Tổng chủ biên SGK cho biết, mẫu SGK tiếng Anh này là của Bộ GD&ĐT vì Bộ giao cho đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, NXB Giáo Dục Việt Nam và đội ngũ tác giả 3 cấp học phổ thông thiết kế và biên soạn.
Với cách nói này, nhiều người hiểu rằng, bộ SGK tiếng Anh này là của Đề án dạy học ngoại ngữ quốc gia và Bộ GD&ĐT là đơn vị chủ trì đứng ra biên soạn.
Được biết, SGK của đề án ngoại ngữ, nghĩa là tiêu tiền đề án để biên soạn, thẩm định, thử nghiệm. Vấn đề dư luận băn khoăn, lẽ nào nó đã được chuyển giao về doanh nghiệp và đăng ký thẩm định như SGK theo dạng xã hội hóa?

Nhấn để phóng to ảnh
Cuốn SGK tiếng Anh đầu tiên có tổng chủ biên là người Việt Nam (Ảnh: Mỹ Hà).
Chia sẻ với PV Dân trí về việc, bản mẫu SGK tiếng Anh lớp 1 duy nhất đã đề cập trên đây, chính là sách do Đề án ngoại ngữ quốc gia - Bộ GD&ĐT chủ trì biên soạn, ông ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết, Hội đồng thẩm định quốc gia chỉ thẩm định các cuốn sách của NXB gửi đến, không có quyền thẩm định sách của Đề án ngoại ngữ quốc gia. Đó là việc của Đề án.
Điều này khẳng định, bộ SGK tiếng Anh vừa qua, là sách xã hội hóa và nằm ngoài bộ sách của Đề án ngoại ngữ quốc gia.
Nên làm hay trả lại tiền cho Chính phủ?
Theo văn bản hiện có, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2080 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025.
Điểm mới của đề án so với giai đoạn 2008 - 2020 là mở rộng đối tượng được tiếp cận, học tập ngoại ngữ. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc ban hành chương trình và học liệu làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mầm non, chương trình môn ngoại ngữ tự chọn lớp 1 - 2 cũng được hoàn thành trong năm này.
Còn quyết định 2658/QĐ-BGDĐT về việc ban hành kế hoạch triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 của Bộ GD&ĐT ký ngày 23/7/2018 cũng đưa các cột mốc từ mẫu giáo đến lớp 12.
Trong đó quyết định nêu rõ, đối với lớp 1 và lớp 2: giai đoạn năm 2017 - 2020 khảo sát, nghiên cứu, xây dựng, triển khai thực nghiệm/thí điểm, tổng kết và đánh giá, hoàn thiện, ban hành chương trình, SGK làm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2.
Sản phẩm dự kiến gồm chương trình, SGK làm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2…
Từ năm 2021, tổng kết, đánh giá việc triển khai chương trình làm quen tiếng Anh với lớp 1 và 2. Cơ quan, đơn vị chủ trì các công việc này là Bộ GD&ĐT.

Nhấn để phóng to ảnh
Mặc dù đã có kinh phí từ ngân sách nhà nước nhưng bộ SGK tiếng Anh của Bộ GD&ĐT vẫn chưa có. (Ảnh: Minh họa).
Như vậy, việc biên soạn chương trình và SGK lớp 1 - 2 vẫn nằm trong nhiệm vụ và kế hoạch của Đề án ngoại ngữ, dưới sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, mặc dù đã có kinh phí từ ngân sách nhà nước nhưng bộ SGK tiếng Anh của Bộ GD&ĐT vẫn chưa có. Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, không biên soạn bộ SGK theo tinh thần của NQ88/QH quy định, mà xã hội hóa hoàn toàn việc biên soạn SGK.
Nhận xét với PV Dân trí, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục Phổ thông mới cho rằng, Chính phủ có Đề án ngoại ngữ quốc gia. Đề án này dùng tiền của Chính phủ xây dựng chương trình ngoại ngữ bắt buộc 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12.
Theo đó, chương trình và sách giáo khoa đều sử dụng tiền của Chính phủ. “Khi chương trình phổ thông mới ra đời, Ban chương trình mới chỉ chịu trách nhiệm về các môn văn hóa, còn môn Ngoại ngữ đã có tiền của Đề án Chính phủ. Nhưng về mặt chuyên môn, nó vẫn chịu điều hành chung và tôi là Tổng chủ biên”, ông Thuyết cho hay.
Cũng theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, để biên soạn sách tiếng Anh lớp 3 trở lên sẽ dùng tiền của Nhà nước còn sách lớp 1-2 là sách xã hội hóa.
“Sau này, Nhà nước giao cho ai biên soạn SGK từ lớp 3 trở lên thì chưa biết nhưng theo tôi nên giao cho NXB và hoàn tiền lại cho Nhà nước, như thế mới đúng luật xuất bản”, GS Thuyết nói.
Theo Mỹ Hà/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đại hội Đảng bộ trường Đại học Văn hoá, thể thao và Du lịch Thanh Hoá, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng dự và chỉ đạo đại hội.

Ngày 16/7, các hội đồng thi công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đúng 8 giờ ngày 16/7, các hội đồng thi trên cả nước sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025.

Xây dựng trường Đại học Hồng Đức trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín
Trong 5 năm qua, Đảng bộ trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá luôn phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo nhà trường thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với 16/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, từng bước khẳng định vị thế là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Sáng 27/6, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã kiểm tra công tác tổ chức thi tại một số điểm thi trên địa bàn huyện Quảng Xương.

Đào tạo nhân lực công nghệ số đáp ứng yêu cầu phát triển
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị xác định: phát triển nguồn nhân lực công nghệ số là một trong những điều kiện then chốt để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vì vậy, thực hiện tốt Nghị quyết 57 cũng chính là giải quyết yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - đặc biệt là nhân lực công nghệ số để đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới.

Thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Cùng với các thí sinh trong cả nước, hôm nay 27/6, gần 42.000 thí sinh tỉnh Thanh Hóa bước vào ngày thi cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với các môn tự chọn. Thời tiết mát mẻ trên toàn tỉnh đã giúp học sinh có sức khỏe và tâm lý thoải mái để làm tốt bài thi.

Thanh Hoá: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra ngiêm túc, an toàn
Hôm nay, 27/6, thí sinh Thanh Hoá đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Theo đánh giá của Sở Giáo dục và đào tạo, kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn.

Đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo nghề
Những năm gần đây, hoạt động giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Thanh Hoá có những bước phát triển quan trọng. Trong đó, tỉnh Thanh Hoá đã quan tâm dành nguồn kinh phí để các trường dạy nghề đầu tư mới, đồng bộ thiết bị dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Học sinh công lập toàn quốc được miễn học phí từ năm học 2025-2026
Chiều 26/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về miễn và hỗ trợ học phí, áp dụng với học sinh công lập cả nước. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua và áp dụng từ năm học 2025-2026.

Thanh Hóa triển khai ký hợp đồng với hơn 3.800 giáo viên trước ngày 1/7
Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII vừa thông qua nghị quyết giao chỉ tiêu hợp đồng lao động làm giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Việc ký kết hợp đồng lao động sẽ hoàn thành trước thời điểm trước ngày 1/7.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.