Nhật Bản cảnh báo tác động của đồng yên yếu
Ngày 2/8, Chính phủ Nhật Bản đã công bố Sách Trắng kinh tế tài chính thường niên 2024 của nước này, trong đó cảnh báo tác động của đồng yen yếu làm giảm sức mua của người tiêu dùng Báo cáo cũng nhấn mạnh mối lo ngại về tác động kinh tế tiêu cực từ sự mất giá của đồng tiền này.
Trong Sách Trắng năm nay, chính phủ Nhật bản cho biết, khi chính quyền của cựu Thủ tướng Shinzo Abe triển khai chính sách kích thích kinh tế "Abenomics" vào năm 2013, kỳ vọng lạm phát tăng cao đã giúp cải thiện tâm lý hộ gia đình. Tuy nhiên, sự gia tăng trở lại của kỳ vọng lạm phát kể từ giữa năm 2023 đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của các hộ gia đình, một phần vì công chúng phản ứng với các báo cáo về giá thực phẩm và chi phí nhập khẩu tăng do đồng yen yếu.
Theo Sách Trắng, "đồng yen yếu có nguy cơ làm giảm sức mua của người tiêu dùng" bằng cách đẩy lạm phát lên cao hơn mức tăng trưởng tiền lương. Sau khi duy trì ở mức thấp nhất trong 38 năm là xấp xỉ 160 yen đổi 1 USD trong phần lớn tháng 7/2024, đồng yen đã tăng giá mạnh trong những ngày qua sau quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) vào ngày 31/7.
Tỷ giá đứng ở mức 149,07 yen đổi 1 USD tại châu Á trong ngày 2/8, khi các nhà đầu tư bắt đầu chuyển sự chú ý sang triển vọng tăng lãi suất đều đặn của BoJ diễn ra trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ bắt đầu chu kỳ nới lỏng tiền tệ vào tháng 9/2024.
Sách Trắng cũng cho biết, đồng yen giảm giá không còn thúc đẩy khối lượng xuất khẩu nhiều như trước nữa vì ngày càng nhiều nhà sản xuất Nhật Bản chuyển sản xuất ra nước ngoài. Ngược lại, đồng yen yếu còn có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty nhỏ hơn vì làm tăng chi phí nhập khẩu nguyen liệu thô.
Từng là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tuy nhiên kinh tế Nhật Bản hiện đang xếp vị trí thứ tư. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF còn dự đoán rằng trong năm 2025, Ấn Độ có thể vượt qua Nhật Bản, chiếm vị trí nền kinh tế thứ tư thế giới.
Việc đồng yên suy yếu khiến lạm phát tăng cao và người tiêu dùng hạn chế chi tiêu đã tác động lớn tới kinh tế Nhật Bản.
Nga sắp điều chỉnh học thuyết vũ khí hạt nhân do leo thang mới ở Ukraine
Ngày 1/9 Truyền thông nhà nước Nga dẫn lời Thứ trưởng ngoại giao nước này Sergei Ryabkov cho hay, Nga đang tiến hành sửa đổi học thuyết về cách thức sử dụng vũ khí hạt nhân “trong giai đoạn hiện đại” căn cứ trên những bước leo thang của “phương Tây” ở Ukraine.
Biểu tình lan khắp Israel sau vụ 6 con tin thiệt mạng ở Gaza
Nửa triệu người biểu tình đã tràn xuống các thành phố ở Israel, yêu cầu Chính phủ ngay lập tức ra lệnh ngừng bắn -sau khi phát hiện thi thể của 6 con tin trong đường hầm ở Dải Gaza.
Ủy ban bầu cử Thái Lan bác bỏ thông tin về việc giải tán đảng Vì nước Thái
Ngày 1/9, Chủ tịch Ủy ban bầu cử Thái Lan (ECT) Ittiporn Boonpracong cho biết, ông chưa thấy bất kỳ yêu cầu nặc danh nào về việc giải tán đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) hiện đứng đầu liên minh cầm quyền như các báo cáo trước đó.
Tân Tổng thống Iran nêu các kế hoạch phát triển kinh tế
Trong cuộc phỏng vấn trực tiếp đầu tiên trên truyền hình nhà nước kể từ khi nhậm chức tổng thống vào cuối tháng 7/2024, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã công bố các kế hoạch kế hoạch thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ để thúc đẩy các chiến lược phát triển kinh tế, với mục tiêu tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 4% hiện nay lên 8%, cũng như giảm mạnh tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp hiện đang ở mức hai con số.
Các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam tại các nước
Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024) diễn ra trong bầu không khí trang trọng, hữu nghị tại nhiều nước trên thế giới. Nhiều bạn bè quốc tế bày tỏ tình cảm tốt đẹp và chúc mừng những thành tựu nổi bật của Việt Nam trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế-xã hội và đối ngoại.
Mưa lũ gây thiệt hại lớn tại Ấn Độ và Thái Lan
Mưa lớn tại Ấn Độ và Thái Lan đã làm sạt lở đất và gây lũ lụt khiến hàng chục người tử vong, hư hại nhiều nhà cửa, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở hai nước này.
Serbia thừa nhận khó có thể gia nhập EU vào năm 2028
Ngày 31/8, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thừa nhận, nước này khó có thể gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2028.
UNICEF thúc đẩy bảo đảm việc mua vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 31/8, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thông báo đã phát hành gói thầu khẩn cấp để đảm bảo việc sở hữu vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) cho các quốc gia bị khủng hoảng.
Bangladesh có thể yêu cầu Ấn Độ dẫn độ cựu Thủ tướng Sheikh Hasina về nước
Trong bối cảnh làn sóng phản đối bà Hasina ở trong nước tiếp tục kéo dài, cố vấn Đối ngoại của Chính phủ lâm thời Bangladesh Touhid Hossain mới đây cho biết, Bangladesh có thể yêu cầu nước láng giềng Ấn Độ trao trả cựu Thủ tướng Sheikh Hasina.
Thái Lan tổ chức chương trình “Con đường lụa Thái vươn ra thế giới” lần thứ 13
Ngày 31/8, sự kiện “Con đường lụa Thái vươn ra thế giới” - “Thai Silk Road to the World” lần thứ 13 đã diễn ra tại Hội trường Hải quân Hoàng gia Thái Lan tại thủ đô Bangkok với sự tham gia của đại diện nhiều ban ngành Chính phủ và ngoại giao đoàn các nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.