Nhiệt điện Nghi Sơn 2 sản xuất xanh vì cộng đồng
Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 là dự án công nghiệp trọng điểm lớn thứ 2 sau Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, đóng vai trò là một trong những“hạt nhân” quan trọng và là động lực thúc đẩy Khu Kinh tế Nghi Sơn phát triển. Trong quá trình hoạt động, nhà máy thực hiện chiến lược giảm cường độ các bon một có hệ thống, tuân thủ các cam kết về phát triển bền vững của Việt Nam và thế giới.
Vận hành thương mại từ năm 2022, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 cung cấp khoảng 7,8 tỷ KWh điện mỗi năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện cho công nghiệp và sinh hoạt, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Nhà máy có công nghệ siêu tới hạn, sử dụng hiệu quả nhiên liệu, giảm tối ta khí phát thải, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam. Định hướng này hoàn toàn phù hợp với cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đối với Nhiệt điện Nghi Sơn 2, phát triển xanh không còn là một lựa chọn mà đã trở thành một yêu cầu tất yếu để đảm bảo tăng trưởng bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh dài hạn. Vì vậy, mới đây, Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 đã đưa vào sử dụng dự án điện mặt trời mái nhà tích hợp pin lưu trú và hệ thống vi điều khiển lưới điện. Dự án có công suất thiết kế tối đa 518 kWp, tích hợp hệ thống pin lưu trữ năng lượng 1.152 kWh. Đây là hệ thống điện mặt trời tích hợp pin lưu trữ đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Ông Christophe Nabonne, Giám đốc kế hoạch Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2
Ông Christophe Nabonne, Giám đốc kế hoạch Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 cho biết: "Cam kết của chúng tôi đối với phát triển xanh thể hiện qua việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, điển hình là dự án điện mặt trời mái nhà kết hợp Hệ thống lưu trữ năng lượng (BESS) và điều khiển vi lưới điện. Đây là một cột mốc quan trọng trong chiến lược giảm phát thải của chúng tôi, mở đường cho các sáng kiến xanh trong tương lai. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu suất năng lượng và áp dụng công nghệ giảm phát thải để tiếp tục giảm thiểu tác động đến môi trường".
Với dự án này, doanh nghiệp ước tính sẽ giảm đáng kể lượng phát thải khí CO2, hỗ trợ các kế hoạch bảo vệ môi trường toàn cầu và địa phương. Hệ thống pin lưu trữ năng lượng cũng giúp giảm sự phụ thuộc vào điện lưới, đặc biệt là trong giờ cao điểm; đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí dài hạn và hỗ trợ bảo vệ môi trường.

Ông Christophe Nabonne, Giám đốc kế hoạch Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 cho biết thêm: "Giai đoạn 2025-2030, công ty sẽ mở rộng sự tích hợp năng lượng tái tạo, đặc biệt là dự án điện mặt trời quy mô lớn hơn lắp đặt tại nhà máy, kết hợp với hệ thống lưu trữ năng lượng; cải tiến công nghệ trong nhà máy nhiệt điện than để tối ưu hóa hiệu suất nhiên liệu và giảm phát thải; nghiên cứu tính khả thi của các công nghệ thu giữ và lưu trữ các bon để áp dụng vào vận hành".

Thanh Hoá đang là một trong những địa phương được Chính phủ Việt Nam xác định là nơi tập trung phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng. Tổng công suất các dự án phát điện tại Thanh Hoá hiện nay đạt 2.400MW. Tuy nhiên, năng lượng sạch chiếm tỷ lệ thấp, mới có 1 nhà máy điện năng lượng mặt trời với công suất 30MW, chiếm 1,3% tổng công suất toàn tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa có hơn 600 hệ thống điện mặt trời mái nhà với công suất 60MW nhưng chưa được sử dụng tích hợp với pin năng lượng. Vì vậy, việc Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 thực hiện giảm cường độ các bon một cách có hệ thống sẽ phát triển nguồn năng lượng sạch, góp phần cùng tỉnh Thanh Hóa chuyển đổi nhanh quá trình sử dụng năng lượng xanh, thân thiện với môi trường, tuân thủ các cam kết về phát triển bền vững của Việt Nam và thế giới.

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động
Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm gần 80% cơ cấu công nghiệp Thanh Hóa
Những năm gần đây, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của Thanh Hóa tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo - lĩnh vực then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh đạt gần 80%, tăng 4,2% so với năm 2020.

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng vay vốn Agribank
Ngoài việc đồng hành hỗ trợ người dân tiếp cận với các chương trình vay vốn ưu đãi, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Hoá còn luôn quan tâm, hướng dẫn khách hàng tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng của Agribank, qua đó giúp khách hàng giảm bớt khó khăn về tài chính khi không may gặp rủi ro trong cuộc sống.

Hơn 252.000 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
Tính đến ngày 15/7, trên cả nước, số cơ sở kinh doanh đã đăng ký mới sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đã lên tới trên 252.000 cơ sở, gấp 2,4 lần so với cuối năm ngoái.

Đẩy mạnh thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa
Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện nhiều hoạt động thúc đẩy thương mại điện tử và chuyển đổi số trong doanh nghiệp; tăng cường thực hiện đa dạng, hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu.

Chủ động tiêu úng và giải toả ách tắc dòng chảy
Trước tình hình mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, các đơn vị thuỷ nông đã vận hành 100% máy bơm để kịp thời tiêu úng, bảo vệ cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.

Hơn 5.400 ha diện tích nông nghiệp bị ngập trắng
Theo báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Thuỷ lợi Bắc Sông Mã, tổng lượng mưa bình quân tại các đơn vị công ty quản lý từ ngày 19/7 đến 10 giờ ngày 22/7 là 280 mm.

Vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ từ 11h ngày 22/7
Hiện nay, mực nước hồ Yên Mỹ hiện tại đang ở cao trình dương 17.22 m. Thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước Yên Mỹ, Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu dự kiến vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ để duy trì mực nước theo Quy trình vận hành là dương 17.02 m
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.