Nhiều bệnh nhân cúm mùa ở miền Bắc bị biến chứng nặng vì chủ quan
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, hiện là thời điểm các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp có nguy cơ bùng phát, trong đó có cúm mùa (cúm A và cúm B). Nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ, không đi khám sớm. Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân mới nhập viện thì đã ở trong tình trạng suy đa cơ quan, tiên lượng điều trị khó khăn.
Theo cảnh báo từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.
Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày.
Tuy nhiên, đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Cúm mùa là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng mang tính toàn cầu. Cúm từng gây ra những trận đại dịch tàn khốc trên thế giới, cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người.
Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm, trong đó năm 2024 ghi nhận hơn 287.000 ca mắc, 8 ca tử vong. Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm chính là viêm phổi. Virus cúm liên tục biến đổi, vì vậy tiêm vắc xin được cho là biện pháp dự phòng tốt nhất.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi
Để nhanh chóng kiểm soát dịch sởi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi, kết thúc chiến dịch chậm nhất trong ngày 31/3/2025.

Gia tăng số ca mắc bệnh sởi trên toàn quốc
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước đã ghi nhận khoảng 40.000 ca nghi mắc sởi, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây truyền qua đường hô hấp. Một người mắc sởi có thể lây cho 12 - 18 người khác. 90% người chưa có miễn dịch sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi.

Các bệnh viện trên toàn quốc triển khai bệnh án điện tử trước ngày 30/9
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, thời gian hoàn thành trước ngày 30/9/2025, sổ sức khoẻ điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID.

Bộ Y tế triển khai thí điểm bộ công cụ báo cáo sự cố y khoa trực tuyến
Mới đây, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã tổ chức tập huấn triển khai thí điểm bộ công cụ báo cáo sự cố y khoa trực tuyến và quản lý nguy cơ, an toàn người bệnh.

Gia tăng bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp
Những ngày này, thời tiết tại tỉnh Thanh Hoá diễn biến phức tạp, ngày nóng đêm lạnh, mưa phùn, nồm ẩm. Điều này đã làm gia tăng số lượng người dân mắc các bệnh về hô hấp. Không chỉ tăng về số lượng bệnh nhân điều trị, nhiều người có bệnh nền về hô hấp nhập viện trong tình trạng bệnh trở nặng cũng gia tăng.

2 bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Hợp Lực đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử
2 bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế hợp Lực là: Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hợp Lực vừa được công nhận đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử. Đây là bệnh viện thứ 2 và thứ 3 của tỉnh Thanh Hóa có đủ điều kiện để triển khai bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Ngành y tế Thanh Hoá triển khai cao điểm tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID
Sở Y tế Thanh Hoá phát động tháng 3 là tháng cao điểm thực hiện tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID, với kỳ vọng đưa ngành y tế Thanh Hóa trở thành điểm sáng trong việc thực hiện Ðề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Bộ Y tế đề xuất tạm ngừng kinh doanh, sử dụng thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó Bộ Y tế đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.

Trẻ bị sởi: Dấu hiệu nguy hiểm cần đưa đến viện ngay
Hiện nay, bệnh sởi vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng lo ngại ở trẻ nhỏ. Mặc dù nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng sởi chỉ là một bệnh lý thông thường, nhưng thực tế, nếu không theo dõi và xử trí đúng cách, sởi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

"Đoàn kết để thế giới hết bệnh Glôcôm"
Tuần lễ Glôcôm thế giới năm nay diễn ra từ ngày 9/3 – 15/3 với chủ đề: "Đoàn kết để thế giới hết bệnh Glôcôm". Mục đích là động viên toàn xã hội nâng cao nhận thức về bệnh Glôcôm và kêu gọi mọi người tham gia vào các hoạt động chăm sóc mắt và phòng tránh mù lòa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.