Nhiều cơ hội nâng tầm hợp tác lao động Việt-Nhật
Lao động Việt Nam được đánh giá là chăm chỉ, cầu tiến, có khả năng nắm bắt nhanh kỹ thuật, công nghệ, đang ngày càng được các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản ưa chuộng. Để phát huy hơn nữa tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực lao động, hai nước đang phối hợp chặt chẽ, nỗ lực nghiên cứu, tham vấn để đưa ra những quyết sách phù hợp.
![]() |
Lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Ảnh minh họa |
Hợp tác lao động Việt-Nhật ngày càng sâu sắc, hiệu quả
Theo số liệu của Bộ Tư pháp Nhật Bản, tính đến cuối tháng 10/2017, có hơn 240.000 lao động Việt Nam tại Nhật Bản, chiếm 18,8% số lao động nước ngoài tại Nhật Bản. Như vậy, lao động Việt Nam là cộng đồng nước ngoài lớn thứ 2 tại Nhật Bản, chỉ xếp sau Trung Quốc. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng lao động nhanh nhất trong cộng đồng lao động nước ngoài tại Nhật Bản, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lao động Việt Nam được các DN Nhật Bản đánh giá cao về trình độ, năng lực. Tại nhà máy Maebashi của Công ty Koganei Seiki ở Gunma, nơi chuyên sản xuất các linh kiện công nghệ cao cho động cơ máy bay phản lực, xe đua công thức 1, ô tô xe máy đặc chủng với độ sai số gần như bằng 0, có 39 kỹ sư Việt Nam đang làm việc. Nhân viên Việt Nam sẽ phụ trách gia công máy móc, thiết kế chương trình, chỉ một người làm công việc hành chính.
Hầu hết những kỹ sư này tốt nghiệp Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội; làm việc ở đây khoảng 3 đến 5 năm, có người đã được 11 năm.
Chủ tịch Koganei Seiki, ông Yusuke Kamoshita cho biết công ty bắt đầu tuyển dụng lao động Việt Nam từ 12 năm trước với nội dung công việc hoàn toàn giống với các nhân viên Nhật Bản và có đóng góp rất lớn cho sự thịnh vượng của nhà máy, đặc biệt là những sáng kiến cải tiến về mặt kỹ thuật đã đem lại lợi nhuận lớn.
Giám đốc đại diện công ty cổ phần Lead Giken, ông Minoru Ogawa, thừa nhận thực trạng dân số giảm đã khiến cho các DN nhỏ như Lead Giken rất khó tuyển lao động Nhật Bản. Trong khi đó, thanh niên Việt Nam, nếu được vào công ty Nhật, họ sẽ rất hào hứng và làm việc chăm chỉ. Hiện tại, Lead Giken Nhật Bản có 7 thực tập sinh nước ngoài đang làm việc, tất cả đều là người Việt Nam.
DN xây dựng Real Kensetsu cũng đối mặt với tình trạng khó tuyển dụng lao động Nhật Bản. Đó chính là lý do chính để DN này quyết định tiếp cận thị trường tuyển dụng lao động tại Việt Nam từ năm 2014. Hiện nay, tại Real Kensetsu có tổng cộng 20 lao động Việt Nam và được phân công tại nhiều công trình xây dựng mà DN thực hiện tại vùng Kanto.
Đa dạng hình thức tuyển dụng
Lao động Việt Nam được tuyển dụng theo nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, số lượng lao động đến Nhật Bản theo chế độ tu nghiệp sinh chiếm tỉ lệ lớn nhất.
Theo số liệu của Bộ Tư pháp Nhật Bản, trong số hơn 240.000 lao động Việt Nam tại Nhật Bản, số lao động theo hình thức này chiếm tới 43,9%. Thống kê chính thức cho thấy, đến hết tháng 12/2017, có khoảng 54.000 thực tập sinh và lao động Việt Nam mới, tăng gần 30% so với năm 2016, nâng tổng số thực tập sinh và lao động Việt Nam tại Nhật Bản lên tới trên 120.000 người.
Thực tập sinh và lao động Việt Nam có ở tất cả 47 tỉnh Nhật Bản, nhiều nhất tại tỉnh Aichi với hơn 8.000 người. Đa số thực tập sinh và tu nghiệp sinh có công việc và thu nhập ổn định khoảng trên 24 triệu VND/tháng. Đặc biệt, có những thời điểm, thu nhập của thực tập sinh lên tới gần 56 triệu VND/tháng.
Tuy nhiên, bên cạnh những lao động Việt chăm chỉ, có ý thức, một số lao động lại bị các đối tượng xấu dụ dỗ sa vào những công việc kiếm tiền bất hợp pháp. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay. Tỉ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn chỉ chiếm 1,5% trên tổng số tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản, song đã ảnh hưởng đến hình ảnh của lao động Việt Nam, tạo ra trở ngại nhất định đối với việc tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Hầu hết các tu nghiệp sinh bỏ trốn đều bị nhà chức trách Nhật Bản bắt giữ và trục xuất về nước.
Bên cạnh hình thức tuyển dụng này, các DN Nhật Bản cũng trực tiếp đến các trường cao đẳng, đại học Việt Nam để tìm kiếm. Kỹ sư Vũ Lê Bình tại Công ty Koganei Seiki cho biết, định kỳ 2 năm, công ty sẽ tiếp cận các trường đại học hàng đầu Việt Nam để tuyển dụng lao động. Theo thông lệ, những người có thâm niên như kỹ sư Vũ Lê Bình sẽ đảm nhận việc hướng dẫn các lao động Việt Nam mới được tuyển dụng.
Một hình thức tuyển dụng lao động nước ngoài bậc thấp khác mà các DN Nhật Bản hiện nay đang áp dụng là tuyển dụng du học sinh nước ngoài làm công việc bán thời gian.
Việc Chính phủ Nhật Bản cho phép du học sinh nước ngoài được đi làm bán thời gian tối đa 28 giờ/tuần được xem là một biện pháp giúp các DN Nhật Bản giải quyết bài toán nhân lực tạm thời. Du học sinh nước ngoài tại Nhật Bản được đánh giá là nguồn nhân lực quan trọng trong ngành dịch vụ. Chính vì vậy, bên cạnh việc tuyển du học sinh nước ngoài từ các trường dạy tiếng Nhật, các trường cao đẳng và đại học tại Nhật Bản, một số DN còn chủ động xây dựng các chương trình tuyển dụng lao động bán thời gian.
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, số du học sinh tại Nhật Bản chiếm 41% số lao động Việt Nam tại Nhật Bản, chỉ xếp sau tu nghiệp sinh. Nhu cầu cao của thị trường lao động Nhật Bản đối với lao động bán thời gian đã tạo điều kiện cho du học sinh nước ngoài dễ kiếm được việc làm thêm. Tuy nhiên, cùng với áp lực kiếm tiền để trang trải cuộc sống, một số du học sinh làm nhiều hơn so với thời gian quy định của luật pháp. Từ năm 2017, nhà chức trách Nhật Bản siết chặt việc kiểm soát du học sinh nước ngoài làm bán thời gian. Những du học sinh nước ngoài bị phát hiện làm việc quá thời gian quy định đều bị trục xuất về nước.
Định hướng phát triển
Ngành xây dựng Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân sự quản lý, vì vậy các nhà thầu đang đào tạo lao động trẻ từ Việt Nam để họ có thể nắm bắt được các kỹ thuật cần thiết, đạt được những chứng chỉ cấp quốc gia và đủ điều kiện giám sát công nhân tại các công trường xây dựng.
Cũng vì vậy, các nhân viên Việt Nam nói trên được tạo điều kiện thuận lợi. Đầu tiên là họ được cấp quy chế thị thực như các phiên dịch hoặc lập trình viên. Bộ Tư pháp Nhật Bản thừa nhận rất hiếm có lao động nước ngoài ở chức vụ quản lý trong ngành xây dựng được cấp thị thực này.
Ông Atsuko Nomura, nhà nghiên cứu cấp cao của Việt Nghiên cứu Nhật Bản chuyên nghiên cứu về chính sách đối với lao động nhập cư, nhận định chủ trương tuyển dụng lao động nước ngoài làm nhân viên chính thức để họ trở thành quản lý trong tương lai là điều “đáng để cân nhắc”. Ông tin tưởng chủ trương này sẽ giúp cho các lao động nhập cư làm việc tại Nhật Bản trong thời gian dài và sẽ giúp gia tăng số lượng các lao động nhập cư chất lượng cao làm việc tại Nhật Bản.
Đối với chế độ tu nghiệp sinh, báo chí Nhật Bản cho biết Chính phủ đang thảo luận với các nhà hoạch định chính sách về việc cải cách các quy định trong chương trình này nhằm thu hút thêm lao động nước ngoài đến Nhật Bản, cũng như bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các lao động nước ngoài sang Nhật Bản làm việc việc theo chương trình này. Giới chuyên gia Nhật Bản đang tranh luận vấn đề kéo dài thời hạn làm việc của các tu nghiệp sinh nước ngoài tại Nhật Bản, hiện được quy định là 3 năm.
Giáo sư Ryo Ikebe, Đại học Senshu, người từng có nhiều năm làm Trưởng Văn phòng đại diện của Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho rằng nếu thời gian làm việc tại Nhật Bản tối đa là 10 năm, các lao động sẽ học tập được nhiều kỹ thuật của Nhật Bản, điều này cũng đem lại thu nhập cho Việt Nam. Đối với các DN Nhật Bản, với tư cách là chiến lược quan trọng, họ sẽ đào tạo cho lao động có thời gian ở lại 10 năm kỹ hơn lao động có thời gian ở lại 3 năm.
Đề cập tình trạng các tu nghiệp sinh bỏ trốn, dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ song cũng ảnh hưởng đến việc tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam, Giáo sư Ryo Ikebe cho rằng một nguyên nhân làm nảy sinh tình trạng trên là do chế độ tu nghiệp sinh hiện nay trao quá nhiều quyền hạn cho các đơn vị giám sát và các công ty tuyển dụng, trong khi lại đặt các tu nghiệp sinh vào tình thế bị động trong chọn lựa công việc. Vì vậy, giáo sư cho rằng nên tìm một giải pháp linh hoạt để giải quyết được bài toán này.
Hiện nay, trong giới chuyên gia và công đoàn tại Nhật Bản đã nêu ý kiến cân nhắc về việc nâng hạn ngạch thời gian làm việc của lao động bán thời gian lên cao hơn so với mức 28 giờ/tuần đang được áp dụng. Ngoài ra, công đoàn Nhật Bản đang vận động chính phủ nâng quy định mức lương tối thiểu cho lao động.
Theo các chuyên gia này, việc quy định số thời gian làm việc 28 giờ/tuần cộng với mức lương tối thiểu trung bình thấp, ở mức từ 737-958 yên, tức là khoảng từ 150.000-200.000 VND/giờ khiến cho thu nhập của lao động bán thời gian rất thấp, đặc biệt đối với du học sinh nước ngoài, khó trang trải đủ tiền sinh hoạt phí và học tập tại Nhật Bản.
Hương Thảo/Dân Trí (tổng hợp)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp
Mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được miễn thuế đất tới hết 2030.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.