ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nhiều công trình cấp nước tập trung khu vực miền núi hư hỏng cần sớm được sửa chữa

Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã được đầu tư, xây dựng ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa. Nhưng đến nay, nhiều công trình đã xuống cấp, hư hỏng, không phát huy được hiệu quả.

Mai Ngọc - Văn Tráng

08/08/2023 19:50

Bản Khằm thuộc thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa có gần 40 hộ gia đình sinh sống. Trước đây, bà con dùng nước sinh hoạt từ bể nước tập trung được Nhà nước đầu tư xây dựng từ 2007. Tuy nhiên, hiện nay đường ống dẫn nước vào bể bị hư hỏng, bể không có nước.

Nhiều công trình cấp nước tập trung khu vực miền núi hư hỏng cần sớm được sửa chữa - Ảnh 2.

Từ chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, huyện Quan Hóa đã được đầu tư 88 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, với 729 bể chứa nước. Nhưng hiện có đến 355 bể chứa đã bị hư hỏng hoàn toàn, số còn lại đều trong tình trạng không có khả năng tích nước, dẫn đến tình trạng người dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Ông Hà Văn Thìn, Trưởng bản Khằm, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ống nước dẫn vào bể bị vỡ và bể hư hỏng nên không có nước sạch. Bà con phải đi hơn 1km ra bờ sông Mã để lấy nước nên rất khó khăn. Đề nghị Nhà nước khảo sát nguồn nước mới cũng như sửa chữa đường ống nước và bể để bà con có nước sinh hoạt".

Huyện Thường Xuân hiện có 11 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được đầu tư từ những năm 2009, trong đó có 6 công trình đã không còn khả năng sử dụng, các công trình còn lại đều bị hư hỏng một phần nên khả năng trữ nước, dẫn nước kém. Hiện tại, huyện có duy nhất một công trình cấp nước sinh hoạt tập trung lớn tại thị trấn Thường Xuân với công suất 1.500m3/ngày đêm, cấp nước cho 666 hộ dân và một số hộ dân thôn Hoà Lâm, xã Ngọc Phụng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, nhiều hạng mục của công trình cũng đã hư hỏng, xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Ông Hồ Sỹ Hiếu, khu 2, thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nhà tôi dùng nguồn nước máy, tuy nhiên thỉnh thoảng nhà máy gặp sự cố thì nhà tôi và các hộ trên tuyến thiếu nước. Tôi mong các ban ngành đầu tư thêm nhà máy mới để đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho chúng tôi".

Nhiều công trình cấp nước tập trung khu vực miền núi hư hỏng cần sớm được sửa chữa - Ảnh 4.

Ông Vi Nguyên Huynh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Ông Vi Nguyên Huynh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Các công trình sinh hoạt tập trung tại các xã đều bị hư hỏng do ý thực bảo quản và nguồn sinh thủy không còn. Còn công trình cấp nước thị trấn qua quá trình dùng lâu các hạng mục đã xuống cấp. Huyện đưa ra giải pháp kêu gọi đầu tư một nhà máy nước mới tại địa điểm khác và lấy nguồn nước từ hồ Cửa Đạt".

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện có 547 công trình cấp nước nông thôn tập trung; trong đó có 35 công trình hoạt động bền vững; 331 công trình hoạt động kém bền vững; còn lại 181 công trình hư hỏng hoàn toàn không còn hoạt động. Qua tìm hiểu, có thể thấy điểm chung dẫn đến các công trình cấp nước sinh hoạt ở khu vực miền núi bị hư hỏng, xuống cấp là do không có kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên...

Để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân, trước mắt, các địa phương cần dành kinh phí để sửa chữa các công trình xuống cấp. Trong đó, ưu tiên những công trình mới hư hỏng, có nhu cầu sử dụng cao. Về lâu dài, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nước sạch nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi; đồng thời, đổi mới mô hình quản lý, nâng cao ý thức người dân trong việc tham gia bảo vệ công trình.


Nguồn: Bản tin Thời sự tối/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Huyện Thường Xuân triển khai các biện pháp phòng, chống lụt bão

Huyện Thường Xuân triển khai các biện pháp phòng, chống lụt bão

18:04 , 06/05/2024

Để chủ động phòng chống lụt bão năm 2024, huyện Thường Xuân đã triển khai các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với phương châm "Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả; trong đó lấy phòng tránh là chính”.

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

17:01 , 06/05/2024

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Thăm  và tặng quà nạn nhân bị tai nạn lao động

Thăm và tặng quà nạn nhân bị tai nạn lao động

16:06 , 06/05/2024

Hưởng ứng tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024, Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi và tặng quà cho thân nhân người bị tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh.

Khai mạc phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024

Khai mạc phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024

16:05 , 06/05/2024

Sáng ngày 6/5, Sở Công thương Thanh Hoá đã phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân tổ chức khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn. Phiên chợ được tổ chức tại sân vận động trung tâm thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, thu hút đông đảo người dân đến tham quan mua sắm.

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 6/5, ngày 7/5/2024

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 6/5, ngày 7/5/2024

16:00 , 06/05/2024

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, đêm 6/5, ngày 7/5/2024, thời tiết các khu vực trên địa bàn tỉnh đêm, chiều tối và sáng sớm có mưa, dông rải rác, ngày trời nắng.

Mất an toàn giao thông trên quốc lộ 47 đoạn qua thành phố Thanh Hoá đi Sầm Sơn

Mất an toàn giao thông trên quốc lộ 47 đoạn qua thành phố Thanh Hoá đi Sầm Sơn

14:59 , 06/05/2024

Quốc lộ 47 đoạn thành phố Thanh Hóa đi Sầm Sơn là tuyến đường trọng điểm dẫn xuống khu du lịch biển Sầm Sơn. Tuy nhiên, trên tuyến tình trạng người dân vi phạm quy định khi tham gia giao thông diễn ra khá nhiều, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao.

Những đóng góp của Thanh Hóa trong  chiến dịch Điện Biên Phủ

Những đóng góp của Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ

11:32 , 06/05/2024

Năm 1957, khi về thăm Thanh Hóa lần thứ 2, Bác Hồ đã khen ngợi: "Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó". Có được niềm vinh dự ấy là bởi Thanh Hóa đã đóng góp rất lớn về sức người, sức của cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt là trong chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài 56 ngày đêm.

Bảo đảm cấp nước cho phát triển sản xuất công nghiệp

Bảo đảm cấp nước cho phát triển sản xuất công nghiệp

11:10 , 06/05/2024

Để bảo đảm nguồn nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp, các ngành có liên quan và các đơn vị sản xuất, kinh doanh nước sạch trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục phục vụ các khu công nghiệp.

Vĩnh Lộc phát huy dân chủ để huy động sức dân

Vĩnh Lộc phát huy dân chủ để huy động sức dân

09:49 , 06/05/2024

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc luôn quan tâm đẩy mạnh thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, qua đó khơi dậy sức mạnh toàn dân, tạo động lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng Nhân dân

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng Nhân dân

08:29 , 06/05/2024

Thắng lợi của chiến dịch Ðiện Biên Phủ là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Trên cương vị là Bí thư Ðảng ủy-Chỉ huy trưởng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò quan trọng trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Mỗi khi nhắc đến chiến dịch này, mọi người dân Việt Nam đều nhắc đến ông với tất cả niềm tự hào, kính trọng.