Nhiều công trình thủy lợi, đê điều khó hoàn thành đúng kế hoạch đề ra
Hiện nay, thời tiết nắng ráo, là điều kiện hết sức thuận lợi để triển khai thi công các công trình dự án về hạ tầng. Đặc biệt là các dự án về thủy lợi, đê điều, các nhà thầu cũng đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung thi công khẩn trương để hoàn thành công trình trước mùa mưa bão đang đến gần. Tuy nhiên, tình trạng nguyên vật liệu xây dựng khan hiếm, giá tăng đột biến đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến độ của các dự án.
Dự án Nâng cấp, cải tạo, khắc phục sạt lở đê sông Cung đoạn đi qua xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa được triển khai từ tháng 2 năm 2025, thời gian thi công 9 tháng. Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, công trình sẽ đảm bảo an toàn cho hơn 8.000 nhân khẩu và hơn 600ha đất sản xuất nông nghiệp của các xã Hoằng Ngọc và Hoằng Đông.

Theo kế hoạch đến ngày 31/5, nhà thầu sẽ phải hoàn thành hạng mục tôn cao, mở rộng thân đê và nâng cao trình đê đảm bảo chống lũ cho hơn 4km đê. Tuy nhiên, với tình trạng khan hiếm các loại vật liệu san lấp như hiện nay, việc đảm bảo tiến độ theo kế hoạch là rất khó.

Anh Trịnh Minh Vương, Công ty Xây dựng – Vận tải Xuân Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Anh Trịnh Minh Vương, Công ty Xây dựng – Vận tải Xuân Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhu cầu vật liệu trên 1.300 khối đất nhưng hiện mỗi ngày chỉ được 200 đến 300 khối nên để hoàn thiện theo tiến độ rất khó khăn. Hiện chúng tôi đang liên hệ tìm kiếm nguồn vật liệu để đảm bảo thi công".
Ông Lê Đình Cường, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi phối hợp với các đơn vị thi công họp bàn giải pháp để tìm kiếm nguồn vật liệu, đồng thời thường xuyên kiểm tra, động viên, đôn đốc, đảm bảo tiến độ."
Tại huyện Quảng Xương, Dự án xử lý chống sạt lở và nâng cấp tuyến đê tả sông Hoàng đoạn qua xã Quảng Phúc có chiều dài hơn 900m cũng đang trong tình trạng thi công cầm chừng.

Vật liệu có đến đâu nhà thầu thi công đến đó, tuy nhiên, không phát huy hết được công năng của phương tiện và nhân lực đơn vị huy động.

Ông Nguyễn Xuân Khoa, Công ty TNHH Trường Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Xuân Khoa, Công ty TNHH Trường Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đã tập kết máy móc, nhân lực đầy đủ tuy nhiên hiện tại chỉ hoạt động được hơn 10% năng lực thi công, dù vậy đơn vị vẫn tiến hành thi công đảm bảo tại những hợp phần có thể hoạt động."
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có trên 50 công trình thủy lợi, đê điều đang được đồng loạt triển khai, trong đó có nhiều công trình ứng phó thiên tai khẩn cấp. Trong bối cảnh khan hiếm vật liệu, không còn cách nào khác, các chủ đầu tư và nhà thầu đều cố gắng linh hoạt, có vật liệu đến đâu thi công đến đó, vừa thi công vừa đảm bảo an toàn công trình, song nguy cơ chậm tiến độ, không đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra là rất cao.

Xã Giao An kiên quyết di dời các hộ dân có nguy cơ sạt lở cao
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết do ảnh hưởng của bão số 3, xã Giao An đã tiến hành rà soát và xác định trên địa bàn có 41 hộ dân với 164 nhân khẩu đang sinh sống tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao.

Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn diện rộng
Đến chiều tối ngày 22/7, bão số 3 đã đi vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, dự báo sẽ gây mưa lớn trên diện rộng.

Nhiều người dân chủ quan đánh bắt cá lúc nước dâng cao
Mặc dù đã được cảnh báo về nguy cơ của bão lũ do bão số 3 gây ra, nhiều người dân vẫn chủ quan đánh cá giữa mưa lũ.

Tổng hợp nhanh tình hình thiệt hại do bão số 3
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá vừa có báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tính đến 11h ngày 22/7.

Chủ động tiêu úng và giải toả ách tắc
Từ tối ngày 21/7 và ngày 22/7, trên địa bàn Thanh Hoá có mưa lớn, gây ngập úng nhiều diện tích lúa mùa và hoa màu. Các công ty thuỷ nông đã vận hành hết công suất các trạm bơm để kịp thời tiêu úng, bảo vệ cây trồng và sinh hoạt của Nhân dân.

Phường Hàm Rồng ứng phó với bão số 3
Tại phường Hàm Rồng, công tác ứng phó, khắc phục các sự cố do bão số 3 gây ra đang được khẩn trương thực hiện.

Phường Hạc Thành di dân do ảnh hưởng của bão số 3
Do một số khu vực bị ngập sâu, Phường Hạc Thành đã phải di dân đến nơi an toàn.

Mưa bão gây sạt lở, ngập lụt nhiều vị trí trên các tuyến giao thông
Theo tổng hợp của Sở Xây dựng Thanh Hóa, tính đến 14 giờ ngày 22/7, bão số 3 gây mưa lớn đã làm sạt lở, ngập lụt nhiều vị trí trên các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh.

Thanh Hoá chủ động ứng phó với bão số 3
Do ảnh hưởng của bão số 3 trong đêm ngày 21 và ngày 22/7, nhiều khu vực tại Thanh Hoá, đặc biệt là các xã ven biển có mưa to đến rất to. Các xã ven biển của tỉnh Thanh Hoá đã chủ động triển khai các phương án ứng phó, phòng chống bão, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do bão gây ra.

Công điện số 09 về khẩn trương triển khai công tác tiêu úng, chống ngập lụt
Để chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt sau bão số 3, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công điện khẩn số 09 ngày 22/7 yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương -Triển khai ngay phương án tiêu úng cho sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp, các tuyến đường giao thông.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.