Nhiều đình làng xuống cấp, chờ tu bổ
Đình làng là một phần hồn cốt của văn hóa truyền thống, nơi lưu giữ những giá trị tâm linh tốt đẹp, nơi cố kết cộng đồng làng xóm và cũng là nơi thể hiện lòng biết ơn của hậu thế dành cho các bậc tiền nhân trong hành trình dựng nước, lập làng ngàn năm. Thế nhưng hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh hóa, nhiều đình làng đang xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Nhiều cấu kiện gỗ bị mối mục, nứt vỡ. Hoành rui mè mục gãy. Mái ngói sập sệ, lỏng lẻo. Đây là tình trạng của đình làng Bái Sơn, ở xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, một di tích văn hóa, lịch sử cấp tỉnh, có tuổi đời hơn 200 năm.
Để khắc phục tình trạng xuống cấp của di tích, chính quyền xã buộc phải dùng tre luồng chằng chống, gia cố tạm bợ. Nếu không nhanh chóng được trùng tu, tôn tạo, ngôi đình có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Ông Nguyễn Hữu Thành, Chủ tịch UBND xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong những năm qua, xã cùng với thôn đã phải dùng tre luồng để chống đỡ tuy nhiên hiện nay, các cột chính và xà chính của đình đã bị mục nát. Chúng tôi rất mong muốn các cấp, các ngành quan tâm, khẩn trương kiểm tra đối với đình làng Bái Sơn để trùng thu, phục chế và xây dựng lại."
Là mảnh đất "quý hương", nơi phát tích của vương triều Nguyễn, huyện Hà Trung là địa phương còn giữ được số lượng đình làng cổ nhiều nhất tỉnh Thanh Hóa, với 27 ngôi đình đều đã được xếp hạng, công nhận là di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, có 15 ngôi đình trên địa bàn huyện đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Thành Chân, Chủ tịch UBND xã Hà Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho biết, đình Quan Chiêm, xã Hà Giang được xây dựng từ năm 1806 của thế kỷ trước, tồn tại hơn 100 năm. Hiện tại, công trình đã xuống cấp rất nghiêm trọng. Khó khăn nhất của xã Hà Giang là thiếu kinh phí để trùng tu được di tích này. Là một trong những xã còn khó khăn, do đó việc huy động nguồn vốn từ ngân sách hay nguồn vốn từ xã hội hóa là rất khó.
Tỉnh Thanh Hóa hiện có 458 đình làng, trong đó 279 đình làng còn giữ được kiến trúc, 179 đình làng đã trở thành phế tích. Trong số 279 đình làng còn lưu giữ, có 139 đình được xếp hạng di tích. Do được xây dựng hoặc tu bổ từ lâu, nên đa phần các ngôi đình đã xuống cấp ở các mức độ khác nhau.
Thời gian qua, ngành văn hóa cùng các địa phương trong tỉnh đã tập trung thực hiện Kế hoạch số 201 của UBND tỉnh Thanh Hóa về bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025. Từ năm 2021 đến nay, 24 ngôi đình đã được đề xuất chủ trương đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi, chống xuống cấp.
Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc về nguồn kinh phí, nhân lực, quy trình thủ tục nên đến nay, phần lớn các ngôi đình đều đang trong tình trạng chờ đợi, chưa biết khi nào mới được tu bổ.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Gần 40% đình làng của tỉnh Thanh Hóa đã trở thành phế tích. Hơn 60% còn lại, đa phần đã xuống cấp. Những thống kê này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiện trạng của các ngôi đình cổ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nếu không nhanh chóng đưa ra các giải pháp căn cơ, kịp thời để khắc phục, nhiều ngôi đình sẽ không thể chờ đợi lâu hơn.
Dự báo thời tiết 21/11/2024: Thanh Hóa và nhiều tỉnh miền Trung mưa lớn
Dự báo thời tiết 21/11/2024, các tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lớn diện rộng, khu vực Thanh Hóa cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh
Ban chỉ huy Quân sự huyện Thường Xuân, phối hợp với Ban Công binh Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại xã Tân Thành.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ đầu mỏ khai thác
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện, Công an huyện Nông Cống đã tăng cường ngăn chặn, xử lý ngay tại các khu vực khai thác, bãi mỏ hay điểm tập kết hàng hoá.
Phấn đấu năm 2025 phủ sóng tất cả vùng lõm viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 316 thôn chưa có sóng di động, nâng tổng số thôn đã phủ sóng từ năm 2021 đến tháng 9/2024 là 2.549/3.310 thôn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 761 thôn chưa có sóng viễn thông, chủ yếu là các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Phát huy vai trò người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa
Những năm qua, ở miền núi Thanh Hóa, lực lượng người uy tín có những đóng góp quan trọng nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số một cách kịp thời. Họ là những tấm gương sáng trong mọi phong trào, là “điểm tựa” của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Người dân gửi ngân hàng gần 7 triệu tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tính đến hết tháng 8 đạt gần 7 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. So với cuối tháng 7 năm nay, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân đến cuối tháng 8 tăng trên 86.000 tỷ đồng.
Áp thấp nhiệt đới từ cơn bão số 9 đã suy yếu thành một vùng áp thấp
Sáng sớm ngày 20/11, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 9) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa.
Vĩnh Lộc: Tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy năm 2024
Để chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025 – 2030, sáng ngày 19/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức hội nghị bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác văn phòng cấp ủy năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.