Nhiều doanh nghiệp dệt may thiếu hụt nguồn lao động
(TTV) - Từ đầu năm 2021 đến nay, hoạt động của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều tín hiệu khởi sắc về đơn hàng, thị trường xuất khẩu. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động. Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp lại đang gặp khó khăn trong tuyển dụng và phải đối diện với tình trạng thiếu hụt nguồn lao động.
![]() |
Đại diện lãnh đạo đơn vị cho biết từ đầu năm đến nay, công ty liên tục đăng thông tin tuyển dụng lao động, với số lượng cần tuyển thêm khoảng trên 300 người. Thế nhưng số lao động tuyển được lại rất ít.
Thanh Hóa hiện có hơn 200 nhà máy may. Theo Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa, số lao động đang làm việc trong các nhà máy may tại Thanh Hóa mới chỉ đáp ứng khoảng 60% đến 70% công suất thiết kế của các nhà máy nên nhu cầu tuyển dụng lao động tại các đơn vị là rất lớn. Hiện đã xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ tại một số doanh nghiệp dệt may ở các địa phương như: thành phố Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống, Yên Định, Thạch Thành.
![]() |
Nhiều năm làm công tác tư vấn dịch vụ việc làm, đại diện lãnh đạo trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Hóa cho biết: Chỉ tính từ sau Tết nguyên đán đến nay các doanh nghiệp dệt may, da giày trong tỉnh đã đăng ký tuyển dụng tới gần 10 nghìn vị trí việc làm. Tuy nhiên, số lượng lao động tuyển dụng được lại không nhiều. Theo đơn vị này, nguyên nhân là do mức tiền lương, chế độ phúc lợi mà các doanh nghiệp đưa ra vẫn chưa hấp dẫn người lao động. Trong khi số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều đã tạo ra sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường lao động.
![]() |
Nhiều chuyên gia cho rằng trong giai đoạn tới ngành dệt may Việt Nam nói chung, tại Thanh Hóa nói riêng sẽ tiếp tục đối diện với tình trạng thiếu hụt lao động. Để giải quyết bài toán này, các chuyên gia cho rằng cần cấp phép các dự án sử dụng nhiều lao động theo quy hoạch, tránh xung đột cạnh tranh lao động không lành mạnh. Bên cạnh đó, bản thân mỗi doanh nghiệp dệt may cũng cần chủ động đổi mới công tác quản lý, đầu tư thêm máy móc, thiêt bị công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động. Quan tâm thực hiện tốt chế độ đãi ngộ, thu nhập cho công nhân. Có như vậy, mới thu hút và giữ chân người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp.
Thanh Thảo – Tuấn Anh
Theo Bản tin Thười sự Tối/TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trao 5.000 con gà giống cho Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ tham gia quản lý
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức trao 2.000 con gà giống cho 20 thành viên Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ xã Cẩm Thành làm chủ, tham gia quản lý. Đây là đợt trao giống lần 2 hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế tập thể thể do phụ nữ tham gia quản lý.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho hơn 25.000 lao động
Từ đầu năm 2025 đến nay, Thanh Hoá đã tạo việc làm mới cho hơn 25.300 lao động, trong đó có hơn 3.800 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bằng 52 % kế hoạch.

Tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%
Sau 5 năm thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (2021 - 2025), tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%; trồng mới gần 60.000 ha rừng các loại; hơn 27.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý bền vững.

Dự báo Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu và nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, Việt Nam sẽ trở thành nước giữ vị trí thứ hai toàn cầu về cả xuất khẩu và nhập khẩu gạo trong hai năm liên tiếp 2025 và 2026.

Ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh
Agribank Thanh Hoá đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi cho khu vực sản xuất kinh doanh như: chương trình cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm.

Quốc hội họp về phát triển kinh tế tư nhân, quyết toán ngân sách nhà nước
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng nay (16/5), Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Nội dung này đã được Quốc hội thảo luận tại tổ trong phiên họp chiều qua .

Nhu cầu vay vốn phục hồi, tăng trưởng tín dụng sớm bứt phá
Nhiều ngân hàng đã ghi nhận sự bứt phá ấn tượng về tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng đầu năm. Đặc biệt, nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phục hồi rõ rệt.

Vốn tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại huyện Thạch Thành
Trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vay vốn phát triển kinh tế. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Sau khi được công nhận đạt chuẩn, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đầu tư máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó đã nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Những năm qua, Hội Nông dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ bà con nông dân trong huyện phát triển kinh tế, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.