Nhiều dự án được giao đất nhưng chậm triển khai
(TTV) - Thời gian qua, tỉnh Thanh Hoá luôn quan tâm, đồng hành và tạo mọi điều kiện để giao đất sớm cho nhà đầu tư thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên có nhiều dự án đã được giao đất nhiều năm nhưng vẫn không triển khai, hoặc triển khai chậm tiến độ khiến nhiều diện tích đất bị bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên đất đai, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.
![]() |
Năm 2016, Công ty TNHH Trần Mạnh Tiến Thành được giao gần 12.000 m2 đất để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng khu thương mại đô thị tại phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn. Nhưng đã sáu năm trôi qua, dự án vẫn chỉ là khu đất trống. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều dự án đã được giao đất tại Khu Kinh tế Nghi Sơn. Qua rà soát, tại đây có tới 50 dự án chậm tiến độ sử dụng đất. Bà Lê Thị Ái, Giám đốc công ty TNHH Trần Mạnh Tiến Thành cho biết hiện vấn đề cung vượt quá cầu, các nhà hàng khách hàng đang bỏ trống nên dự án theo quy hoạch cũ khó làm, nên công ty cũng mong xem xét cho điều chỉnh dự án.
![]() |
Theo báo cáo của UBND tỉnh, từ ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 1.617 dự án được giao đất, cho thuê đất, với tổng diện tích hơn 7.863ha. Tuy nhiên, đến nay, còn 247 dự án thực hiện đầu tư chậm tiến độ, nhưng chưa quá 24 tháng. 60 dự án thuê đất đầu tư chậm tiến độ quá 24 tháng. Nhiều dự án đầu tư chậm trễ, kéo dài nhiều năm không đưa đất vào sử dụng,... vi phạm pháp luật đất đai, xây dựng, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Trong khi đó, một số nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất để đầu tư dự án nhưng chưa được đáp ứng kịp thời, làm mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định: “Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này. Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng”.
![]() |
Luật quy định là vậy, nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp chậm tiến độ đầu tư đều tìm cách giữ đất bằng việc đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất, điều chỉnh dự án, điều chỉnh mặt bằng quy hoạch xây dựng để kéo dài thời gian thực hiện dự án. Ông Hoàng Ngọc Tính, Phó Chủ tịch UBND phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa kiến nghị: hiện trên địa bàn còn một số dự án được nhà nước giao đất nhiều năm nay, tuy nhiên chưa vào đầu tư, gây bức xúc cho người dân, lãng phí tài nguyên môi trường, về phía phường đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét đôn đốc xử lý theo quy đinh, đối với dự án đầu cơ, đề nghị tỉnh nên có xử lý và thu hồi.
Thanh Thảo – Xuân Tuấn/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 11.7
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng năm 2025, hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 49,1 triệu USD.

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bố trí 76.769 tỷ đồng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
6 tháng năm 2025, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 3,8%.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử
Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.