Nhiều hoạt động hấp dẫn tại ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền tổ quốc"
Từ ngày 12/2/2022, ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền tổ quốc" cùng nhiều hoạt động văn hóa - du lịch đặc sắc sẽ được tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 222/KH-BVHTTDL về việc tổ chức Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền tổ quốc" năm 2022.
Mục đích của kế hoạch nhằm tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần năm 2022; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, mang đến không khí vui tươi, phấn khởi nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc.
Đồng thời, phục hồi, tái hiện, giới thiệu các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam qua đó để mọi người dân, du khách hiểu thêm những giá trị, nét đẹp văn hoá, truyền thống của các dân tộc Việt Nam trong hoạt động đón Tết vui xuân đặc trưng đã có từ ngàn đời nay; thể hiện tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ nhau cùng phát triển, niềm tin chiến thắng đại dịch COVID-19 trong bối cảnh thích ứng linh hoạt, hiệu quả, an toàn.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta trong phong trào trồng cây, trồng rừng góp phần bảo vệ môi trường. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, công chức, viên chức và nhân về vai trò, tác dụng, giá trị của việc trồng cây, trồng rừng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, góp phần giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Những hoạt động chính tại ngày hội gồm: Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Nhâm Dần năm 2022; khánh thành nhà truyền thống Nghệ An và nhà Rường truyền thống Quảng Nam; tái hiện các lễ hội truyền thống của các dân tộc nhân dịp đầu xuân năm mới…
Chương trình Bài ca Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân đất nước sẽ diễn ra vào lúc 09h30 ngày 12/02/2022; lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô tỉnh Hà Giang; lễ cưới của dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai…
Bên cạnh đó, kế hoạch cũng đặt ra yêu cầu tổ chức các hoạt động văn hóa đặc sắc tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong những ngày đầu xuân năm mới, động viên khích lệ đồng bào các dân tộc Việt Nam, nhân dân cả nước, các cấp các ngành hăng hái thi đua trong lao động, sản xuất, học tập… để đạt thành tích trong những ngày đầu năm mới 2022.
Các hoạt động được chọn lọc gắn với chủ đề ngày hội, nội dung phong phú, sáng tạo, gần gũi, tạo ấn tượng, mang đặc trưng vùng miền, kết nối hài hòa chuỗi hoạt động ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền tổ quốc"; đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Bản Mạ vui ngày hội
Từng là một bản nghèo nằm biệt lập bên dòng sông Chu, vài năm trở lại đây, bản Mạ, huyện Thường Xuân đã xuất hiện trên bản đồ du lịch miền tây Thanh Hóa như một "làn gió mới", trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch. Trong không khí rộn ràng của mùa lễ hội cuối năm, bản Mạ như khoác lên mình một tấm áo mới rực rỡ sắc màu, như mời gọi du khách muôn phương dừng chân ghé thăm.
Khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”
Nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố Thanh Hóa (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024), sáng ngày 17/12, tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa tổ chức khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”. Dự lễ khai mạc có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Thanh Hóa; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và các phường, xã, trường học trên địa bàn thành phố.
Gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị cho triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng”
Triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng” là hoạt động ý nghĩa, hướng tới kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Hiện nay, Ban tổ chức đang gấp rút hoàn thiện những công việc cuối cùng cho cuộc triển lãm.
Lễ hội đền Đồng Cổ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ, huyện Yên Định được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Top những điểm đến nội địa được khách Việt lựa chọn dịp Tết 2025
Booking.com - một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới vừa công bố 10 điểm đến trong nước được khách Việt yêu thích nhất dịp Tết Nguyên Đán 2025.
Thành phố Thanh Hoá – Vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử
Thành Hạc xưa – thành phố Thanh Hoá ngày nay - đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hoá không chỉ là nơi được thiên nhiên ưu đãi cho cảnh quan vừa tươi đẹp, vừa hùng vĩ với núi cao, sông dài… mà còn là nơi hội tụ nhiều giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, tạo nên bản sắc riêng, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Cát Bà: Di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam
Với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú có giá trị nổi bật toàn cầu, vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đã được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới và là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam.
Trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh" huyện Vĩnh Lộc
Sáng 13/12, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh".
Hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc thái trên địa bàn huyện Lang Chánh
Sáng ngày 13/12, tại bản Năng Cát, xã Trí Nang, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc Thái trên địa bàn huyện.
Tổng thu từ khách du lịch gần 760 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tổng lượng khách quốc tế trong 11 tháng qua đạt trên 15,8 triệu lượt, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.