Nhiều khó khăn, bất cập trong việc sáp nhập trường học
(TTV) - Với mục đích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực, cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tháng 12/2015, UBND tỉnh đã quyết định thực hiện Đề án "Sắp xếp các Trường Mầm non, Tiểu học, THCS và Trường Phổ thông có nhiều cấp học hiện có tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020". Theo đó, những trường học có quy mô nhỏ, ít lớp học phải thực hiện sáp nhập. Thế nhưng,
Theo lộ trình, trong năm 2016, Trường THCS Nga Lĩnh và THCS Nga Thắng, huyện Nga Sơn phải hoàn tất việc sáp nhập. Đây là 2 trường có quy mô nhỏ, dưới 8 lớp học. Tuy nhiên, đến thời điểm này, 2 nhà trường và 2 xã Nga Lĩnh, Nga Thắng vẫn chưa đưa ra được phương án sáp nhập phù hợp. Bởi lẽ cơ sở vật chất hiện tại của cả 2 trường đều đã kiên cố, khang trang và đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, nếu thực hiện sáp nhập, dồn học sinh của 2 trường về 1 điểm thì cơ sở vật chất và quỹ đất của mỗi trường đều không đáp ứng được; trong khi đó, việc huy động để xây dựng 1 trường học mới rất khó khăn và gây lãng phí. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý giữa 2 xã tương đối xa nên việc vận động tạo sự đồng thuận của phụ huynh học sinh về việc sáp nhập trường học cũng khó khăn.
Thực hiện quyết định của UBND tỉnh, từ năm 2016 - 2020, toàn huyện Nga Sơn có 12 trường THCS phải thực hiện sáp nhập thành 6 trường theo hình thức liên xã. Tuy nhiên, trước nhiều khó khăn, vướng mắc, huyện Nga Sơn đang làm tờ trình để đề nghị được thay đổi hình thức sáp nhập.
Việc sáp nhập theo hình thức liên cấp giữa Tiểu học và THCS cũng bộc lộ nhiều bất cập. Do nhiệm vụ chuyên môn của 2 cấp học này khác nhau, thời lượng mỗi tiết học, giờ ra chơi ở 2 cấp học cũng khác nhau. Bên cạnh đó, việc huy động kinh phí xây dựng cơ sở vât chất trường học chung cho cả 2 cấp học cũng khó khăn. Do đó, có nhiều trường sáp nhập, nhưng học sinh ở trường nào thì vẫn học ở trường đó, sinh hoạt chuyên môn cũng riêng từng cấp. Việc sáp nhập gần như chỉ mang tính chất cơ học.
Theo lộ trình, trong năm 2016, toàn tỉnh sẽ có 70 trường học khối tiểu học và THCS thực hiện sáp nhập, nhưng đến hết năm chỉ có 32 đơn vị trường học đã thực hiện theo đúng kế hoạch. Những đơn vị còn lại hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình sáp nhập. Ngay cả những đơn vị đã thực hiện sáp nhập cũng đã bộc lộ những bất cập sau một thời gian hoạt động./.
Thùy Dung - Văn Tráng - Thanh Tùng
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.

Từ ngày 01/7/2025, UBND cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 10, quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với giáo dục phổ thông. Theo Thông tư 10, UBND cấp xã sẽ có các thẩm quyền:

Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030
Ngày 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự đại hội có đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh.

Đại hội Đảng bộ trường Đại học Văn hoá, thể thao và Du lịch Thanh Hoá, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng dự và chỉ đạo đại hội.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.