Nhiều nơi ghi nhận các biến thể mới, giám sát chặt chẽ dịch bệnh, đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố; các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur; các bệnh viện trực thuộc Bộ về việc tăng cường công tác tiêm vaccine COVID-19 và phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.
Nhiều địa phương ghi nhận các biến thể COVID-19 mới, khả năng lây lan nhanh
Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới được dự báo vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán với sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới. Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục khẳng định đến thời điểm hiện tại, chiến lược tiêm vaccine COVID-19 vẫn hết sức quan trọng trong bối cảnh các biến thể lây lan nhanh hơn, gây khó khăn trong công tác phòng, chống dịch.
Trong nước, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường; tuy nhiên số ca mắc mới, số ca phải nhập viện, ca nặng đang có chiều hướng gia tăng; thời gian gần đây, cả nước ghi nhận trung bình hơn 2.000 ca mắc mới mỗi ngày; nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron như BA.4, BA.5, BA2.74, BA 2.12.1 với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc.
Tỷ lệ tiêm vaccine cho các nhóm đối tượng đã tăng sau một thời gian chững lại nhưng vẫn chưa bảo đảm yêu cầu tại một số nơi, tiến độ tiêm chủng còn chậm, tỷ lệ tiêm chủng vaccine nhất là cho trẻ em còn thấp. Cùng với đó là nguy cơ xâm nhập từ nước ngoài của các dịch bệnh truyền nhiễm như đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...
Lập các Tổ công tác đặc biệt triển khai quyết liệt việc vận động, rà soát đối tượng tiêm chủng
Tiếp tục quán triệt mục tiêu đặt tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch trên quan điểm phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không để dịch bùng phát trở lại, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường chỉ đạo, tập trung triển khai các nhiệm vụ như quán triệt các quan điểm chỉ đạo và tập trung thực hiện các mục tiêu theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về tăng cường công tác tiêm vaccine COVID-19 và công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, phòng chống bệnh đậu mùa khác.
Khẳng định vaccine là biện pháp chiến lược quan trọng nhất, quyết định trong phòng, chống dịch COVID-19 để đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm vaccine và hoàn thành sớm nhất việc tiêm vaccine cho các lứa tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế; chỉ đạo thành lập các Tổ công tác đặc biệt với sự tham gia của chính quyền địa phương, ngành y tế và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc vận động và rà soát đối tượng tiêm chủng.
Tăng cường tổ chức các điểm tiêm chủng lưu động, tại nhà, tổ chức tiêm vét tại vùng có tỉ lệ tiêm thấp, tổ chức đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để vận động tiêm vaccine và phòng, chống dịch; tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông, hệ thống thông tin cơ sở để tuyên truyền về tiêm vaccine và chỉ đạo thực hiện cập nhật cơ sở dữ liệu tiêm chủng đảm bảo thường xuyên, kịp thời, đầy đủ.
Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, đặc biệt là sự xuất hiện của biến thể mới của COVID-19
Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế, các bệnh viện trực thuộc Bộ, Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur chỉ đạo các đơn vị tiếp tục bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư, nhân lực y tế cho công tác phòng chống dịch; củng cố lực lượng làm công tác phòng chống dịch và tiếp tục động viên, cải thiện chế độ điều trị cho đội ngũ cán bộ y tế trên địa bàn; chỉ đạo Sở Y tế, Sở Tài chính phối hợp thực hiện đúng, đầy đủ các chỉ đạo của Bộ Tài chính về việc chỉ cấp kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch.
Chỉ đạo các tổ chức, đơn vị, chính quyền địa phương các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính với tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm cao, quyết liệt trong công tác phòng chống dịch và tiêm chủng vaccine COVID-19.
Tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, đặc biệt là sự xuất hiện của biến thể mới của COVID-19; thường xuyên đánh giá, phân tích hình dạng và yếu tố rủi ro; chủ động xây dựng các kịch bản, kế hoạch ứng phó và thực hiện ứng phó với mọi tình huống của dịch.
Chủ động tăng cường giám sát, hỗ trợ các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời, có hiệu quả các ca bệnh, ổ dịch, đặc biệt là công tác tiêm vaccine COVID-19.
Tiếp tục tổ chức tốt công tác phân luồng, thu gom vật tư cấp cứu, cách ly, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị kịp thời ca bệnh, đặc biệt chú ý nhóm nguy cơ cao, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong; thực hiện nghiêm túc công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, chống lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị; chủ động tăng cường chỉ đạo tuyến dưới, hỗ trợ tuyến dưới tổ chức phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly, chẩn đoán, chăm sóc, điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế...
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên VNeID
Là một cấu phần của Sổ sức khỏe điện tử, người dân có thể mua thuốc của nhà thuốc Long Châu từ VNeID. Đây là một tiện giúp người dân có thể chủ động theo dõi lịch sử khám chữa bệnh, đơn thuốc và mua thuốc tập trung trên VNeID.
Không lạm dụng thuốc có chứa Corticoid
Corticoid là nhóm hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Khi được sử dụng đúng chỉ định, nhóm thuốc này có thể điều trị hiệu quả một số bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì tác hại để lại vô cùng lớn.
Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh Bảo hiểm y tế
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế các bộ, ngành; Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh Bảo hiểm y tế.
Tầm quan trọng của khám mắt định kỳ
Những năm gần đây, nhiều bệnh lý về mắt có xu hướng gia tăng. Đáng lo ngại, nhiều bệnh lý ở mắt thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu và diễn ra âm thầm khiến người bệnh dễ dàng bỏ qua mà không biết được những nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy, việc khám mắt định kỳ có ý nghĩa quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề về mắt để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.
Giữ ấm cơ thể khi trời rét đậm
Miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa Đông năm 2024. Khu vực Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh phổ biến từ 14-17 độ C, vùng núi 11-13 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Khu vực Bắc Trung Bộ trời rét; nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 15-18 độ C. Sau đây là một số lưu ý để giữ ấm cơ thể trong những ngày rét đậm.
Cần 80.000 đơn vị máu dự trữ cho cuối năm và Tết Nguyên đán
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương dự kiến cần khoảng 80.000 đơn vị máu trong tháng 12/2024 và tháng 1/2025. Trong đó, máu nhóm O cần khoảng 50% tổng lượng máu.
Trời rét, gia tăng bệnh nhân đột quỵ
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 ca đột quỵ, tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Đặc biệt, bệnh hay xảy ra vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi đột ngột. Hiện nay, số người trẻ bị đột quỵ đang có xu hướng tăng. Người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 30% tổng ca đột quỵ.
Thanh Hóa đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác dân số
Theo Chi cục Dân số Thanh Hóa, những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số nhanh trên toàn tỉnh cơ bản được khống chế, chất lượng dân số được nâng lên. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân số ngày càng nâng cao.
Chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán sớm
Dù là căn bệnh có số mắc và tử vong cao nhưng chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán sớm, ở giai đoạn 1.
Thanh Hóa: Bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ đợt 2 năm 2024
Tỉnh Thanh Hóa vừa đồng loạt triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2024 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 59 tháng tuổi và tẩy giun cho trẻ từ 24- 60 tháng tuổi đợt 2 năm 2024 tại 27 huyện/thị/thành phố trên địa bàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.