Nhiều nước châu Âu đón nhận thông tin kinh tế tiêu cực
Lạm phát tại Pháp và Tây Ban Nha trong tháng 2 tiếp tục tăng do thực phẩm và dịch vụ đồng loạt tăng giá. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp, lạm phát tại 2 nước này tăng sau khi giảm vào tháng cuối của năm 2022. Giống như các quốc gia khác trên khắp châu Âu, Tây Ban Nha đã phải vật lộn với lạm phát tăng vọt do thiếu hụt nguồn cung chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, và mở cửa nền kinh tế trở lại sau dịch COVID-19.
Báo cáo sơ bộ của Cơ quan thống kê Pháp (Insee) công bố ngày 28/2 cho biết, lạm phát trong tháng 2 của Pháp là 6,2%, tăng so với mức 6,0% của tháng trước đó. Theo Insee, giá thực phẩm tại Pháp trong tháng này đã tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng từ mức 13,3% của tháng 1. Trong khi đó, giá năng lượng giảm từ mức tăng 16,3% của tháng trước còn 14% trong tháng 2 này. Giá tiêu dùng leo thang đã đẩy tỷ lệ lạm phát của Pháp đã lên mức cao chưa từng thấy kể từ những năm 80 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, tăng giá tại Pháp vẫn thấp hơn so với nhiều nước láng giềng trong khu vực sử dụng đồng euro mà nguyên nhân một phần nhờ sự hỗ trợ của chính phủ.
Tại Tây Ban Nha, lạm phát của nước này trong tháng 2 đã tăng từ mức 5,9% của tháng 1 lên 6,1% do giá thực phẩm và điện tăng cao. Lạm phát lõi - không tính giá năng lượng và thực phẩm tại nền kinh tế lớn thứ 4 châu Âu này, tăng tới 7,7% trong tháng 2 so với mức tăng 7,5% của tháng trước đó. Lạm phát của nước này từng lên mức đỉnh 10,8% vào tháng 7/2022, buộc Chính phủ Tây Ban Nha công bố một loạt biện pháp hỗ trợ chi phí sinh hoạt của người dân. Các biện pháp này đã tiêu tốn khoảng 50 tỷ euro (53 tỷ USD) của Tây Ban Nha từ đầu năm 2022.
Trong khi đó, kinh tế Phần Lan đã rơi vào suy thoái trong quý 4/2022, còn kinh tế Thụy Điển giảm sút mạnh hơn dự báo ban đầu. Theo số liệu thống kê chính thức, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Phần Lan giảm 0,6% trong quý thứ 2 liên tiếp xuống mức âm. Trong dự báo mới nhất hồi tháng 12/2022, chính phủ và ngân hàng trung ương Phần Lan dự báo GDP sẽ giảm nhẹ vào năm 2023, khoảng 0,2%, trước khi tăng trưởng trở lại vào năm 2024 và 2025.
Tại Thụy Điển, GDP của nước này trong quý 4/2022 giảm 0,9%, sâu hơn mức dự báo 0,6% được đưa ra đầu tháng 2/2023. Ngân hàng trung ương Thụy Điển dự kiến GDP sẽ giảm 1,1% trong năm nay, tương đương với mức trung bình của châu Âu, theo dự báo mới nhất được công bố vào đầu tháng 2/2023.
Đối thoại chiến lược răn đe mở rộng giữa Nhật và Mỹ tại Tokyo kết thúc
Sau 3 ngày làm việc tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 12/12, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết diễn đàn về chiến lược hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Nhật Bản và Mỹ, với tên gọi “Đối thoại chiến lược răn đe mở rộng”, đã bế mạc.
Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 12/12 đã quyết định hạ lãi suất tiền gửi lần thứ tư trong năm nay đồng thời để ngỏ khả năng nới lỏng hơn nữa vào năm 2025. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế khu vực đồng euro đang chịu áp lực từ những bất ổn chính trị và nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại với Mỹ.
Thủ lĩnh đảng đối lập Hàn Quốc kêu gọi đảng cầm quyền ủng hộ luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đang đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng. Sáng 13/12 lãnh đạo đảng Dân chủ (DP) đối lập chính tiếp tục kêu gọi các nghị sĩ bỏ phiếu luận tội Tổng thống lần thứ 2. Cùng ngày, Quốc hội Hàn Quốc cũng tổ chức phiên họp để chất vấn thành viên nội các về việc ban bố thiết quân luật.
Tổng thư ký NATO kêu gọi tăng cường chi quốc phòng
Ngày 12/12 Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã kêu gọi các nước thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng trên mức 2% hiện nay để củng cố năng lực quân sự và tránh nguy cơ phải bước vào một cuộc xung đột lớn, tiềm tàng trong tương lai.
Syria: Hoạt động của Quốc hội tạm đình chỉ trong thời gian chuyển giao quyền lực
Chính phủ chuyển tiếp Syria ngày 12/12 cho biết hoạt động của Quốc hội và việc thực hiện các quy định theo Hiến pháp của đất nước sẽ bị tạm đình chỉ trong thời gian chuyển giao quyền lực kéo dài 3 tháng.
Bulgaria, Romania trở thành thành viên chính thức khối Schengen
Ngày 12/12, các bộ trưởng nội vụ EU đã chấp thuận cho Bulgaria và Romania trở thành thành viên chính thức trong Khu vực Schengen. Hungary, quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, tuyên bố kể từ ngày 1/1/2025, các biện pháp kiểm soát biên giới đất liền nội bộ của EU với Bulgaria và Romania sẽ được dỡ bỏ. Đây là chiến thắng to lớn cho Bulgaria, Romania và toàn châu Âu. Bước đi này không chỉ củng cố khu vực Schengen mà còn thúc đẩy phát triển thêm thị trường nội khối, tăng cường các hoạt động du lịch, thương mại.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump công bố chính sách khi nhậm chức
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền mới đây của NBC News, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố những thay đổi quan trọng sẽ thực hiện ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1/2025 tới. Đây là cuộc phỏng vấn với truyền hình đầu tiên sau bầu cử của ông Trump, diễn ra ở Manhattan, nơi ông dành hơn một giờ để nói về các kế hoạch chính sách mà người dân Mỹ có thể mong đợi trong nhiệm kỳ "2.0" của ông.
Mỹ, Israel ồ ạt không kích mục tiêu tại Syria sau chính biến
Với các mục đích khác nhau, quân đội Mỹ và Israel đã thực hiện hàng loạt cuộc không kích tại Syria, sau khi lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Hàn Quốc: Tổng thống vẫn nắm quyền kiểm soát lực lượng vũ trang nhưng bị cấm xuất cảnh để phục vụ công tác điều tra
Ngày 9/12, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Tổng thống Yoon Suk Yeol vẫn là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Ngoài ra bộ trên xác nhận, quyền kiểm soát lực lượng quân sự của nước này hiện nằm trong tay Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Liên hợp quốc kêu gọi hành động để giúp đỡ người dân Gaza
Ngày 1/12, theo thông báo của Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn Palestine (UNRWA), hiện có trên 415.000 người dân Gaza di tản đang trú ẩn tại các trường học của cơ quan này. UNRWA cũng cho biết, hàng trăm nghìn người khác đang phải sống trong điều kiện tồi tệ hơn tại những nơi trú ẩn tạm thời.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.