Nhiều tác phẩm chất lượng dự giải Cánh Diều của Hội Điện ảnh Việt Nam
Theo thông tin từ Hội Điện ảnh Việt Nam, lễ trao giải Cánh diều 2021 sẽ diễn ra vào tối 9.8.2022 tại Bến du thuyền Anna Marina, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trước đó, nhiều hoạt động điện ảnh xung quanh giải Cánh diều sẽ diễn ra.
Theo đó, từ ngày 1.8 đến 7.8.2022: Công chiếu (miễn phí) tại các rạp chiếu phim của thành phố Nha Trang, giới thiệu những tác phẩm phim truyện điện ảnh dự Cánh diều 2021; kết hợp giao lưu nghệ sỹ, người làm phim với công chúng, khán giả thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa.
Từ 8.8-10.8.2022: Nghệ sỹ cùng các doanh nhân tham gia các chuyến công tác thiện nguyện do cơ quan, ban ngành của tỉnh Khánh Hòa tổ chức, góp phần lan tỏa những giá trị nhân văn của các hoạt động vì cộng đồng.
![]() |
Sáng ngày 9.8.2022: Tổ chức hội thảo “Nha Trang - Điểm kết nối lý tưởng của Điện ảnh và Du lịch” tại Anna Marina nhằm làm rõ triển vọng và hiệu quả của sự hợp tác hai ngành điện ảnh, du lịch cũng như giới thiệu tiềm năng du lịch của Khánh Hòa.
Tối 9.8.2022: Tổ chức Lễ trao Giải thưởng Điện ảnh - Cánh diều 2021(dự kiến tại Anna Marina; Đài PTTH Khánh Hòa tổ chức truyền hình trực tiếp và nối sóng tới các đài khác) với sự tham gia của các nghệ sỹ điện ảnh, truyền hình và nghệ sỹ từ các lĩnh vực biểu diễn khác.
Được biết, từ đầu năm 2022 Hội đã gửi thông báo về Giải thưởng Cánh diều 2021 tới các đơn vị, cơ sở sản xuất điện ảnh, phim truyền hình trên toàn quốc và nhận sự hồi đáp tích cực.
Về tổng thể; các đơn vị và cá nhân tác giả trên cả nước đã gửi 147 tác phẩm tham dự Cánh diều 2021 - trong đó có 11 phim truyện điện ảnh, 14 phim truyện truyền hình (gồm 657 tập, phim “Hương vị tình thân“ dài tới 131 tập), 45 phim tài liệu (có phim dài 100 phút), 10 phim khoa học, 28 phim hoạt hình, 35 phim ngắn và 03 công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình điện ảnh.
Có thể nói, Cánh diều 2021 trước hết đã thành công về số lượng tác phẩm dự giải và cho thấy Điện ảnh Việt Nam đã thực sự vượt qua ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Để thẩm định các tác phẩm dự Giải thưởng Cánh diều 2021, Hội thành lập Hội đồng giám khảo (gồm 06 ban: Ban giám khảo phim ngắn, phim tài liệu và khoa học, phim hoạt hình, phim truyện truyền hình, phim truyện điện ảnh và công trình nghiên cứu lý luận phê bình) và mời các nhà chuyên môn có trình độ và uy tín nghề nghiệp tham gia.
Hiện nay, Ban giám khảo phim truyện truyền hình (Đạo diễn-NSƯT Đặng Tất Bình làm trưởng ban cùng các thành viên: Đạo diễn-NSƯT Đỗ Thanh Hải, Đạo diễn-NSƯT Lý Quang Trung, Đạo diễn Nguyễn Tường Phương và nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc) đã bắt đầu chấm giải.
Trong tháng 7.2022, các ban giám khảo còn lại sẽ được thành lập và bước vào công tác chấm giải. Điểm chấm của giám khảo là cơ sở để Ban Tổ chức ra quyết định trao giải cho các tác phẩm và cá nhân xứng đáng.
Với mong muốn làm mới hình ảnh Giải thưởng điện ảnh Cánh diều bằng sự dịch chuyển địa điểm tổ chức, kết hợp nội dung chuyên môn của Giải thưởng với các hoạt động mang tính cộng đồng; đồng thời để góp phần kích cầu kinh tế du lịch của tỉnh Khánh Hòa sau đại dịch Covid-19.
Được phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Thông tin - Truyền thông và các cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức Giải thưởng Cánh diều 2021 tại thành phố Nha Trang - trung tâm của một trong những khu vực kinh tế năng động hàng đầu của cửa ngõ Nam Trung Bộ, điểm đến lý tưởng với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Nhất quán với tiêu chí "Đề cao tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình có dấu ấn sáng tạo trong nghệ thuật biểu hiện, mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn và đạt hiệu quả xã hội tích cực".
Giải thưởng Cánh diều đến nay đã qua chặng đường 19 mùa giải với gần 1.000 hạng mục giải thưởng đã được trao cho các tác phẩm, tác giả, nghệ sỹ, người làm phim xuất sắc trên cả nước.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Huyện Thiệu Hoá chuẩn bị tổ chức lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu
Mặc dù ngày 18/4, Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu năm 2025 mới chính thức khai mạc, nhưng trong ngày 17/4, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc bắt đầu diễn ra, thu hút đông đảo người dân và khách thập phương.

Sầm Sơn - Vùng đất của thắng tích và di sản
Vùng đất Sầm Sơn, Thanh Hoá được thiên nhiên ưu đãi không gian vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Qua hàng nghìn năm phát triển, con người Sầm Sơn cũng đã kiến tạo nên những giá trị văn hoá lịch sử quý giá, được lưu giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác. Tất cả đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng để Sầm Sơn phát triển ngày càng văn minh, hiện đại nhưng vẫn lấp lánh những vẻ đẹp văn hoá truyền thống.

Điểm hẹn - Trạm 36 glamping
Từ bàn tay khéo léo sắp đặt của tự nhiên đã hình thành nên một dòng Mã giang độc đáo, cảnh sắc hữu tình. Và các thế hệ người dân xứ Thanh, bằng tài năng, sức sáng tạo của mình đã cùng dệt nên những sắc màu văn hóa, tâm linh, điểm tô thêm nét hấp dẫn cho dòng sông…

Trăn trở với nghề dệt truyền thống ở bản Thái
Do tác động của nhiều yếu tố, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trăn trở về điều này, gần đây, nghề dệt thổ cẩm ở bản Thái được khôi phục và phát triển, giúp cho đồng bào Thái có cơ hội tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc.

Vang vọng Chí Linh Sơn
Lang Chánh là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với đỉnh Pù Rinh hùng vĩ cùng dòng thác Ma Hao tuyệt đẹp, mà còn là vùng đất thiêng huyền thoại, gắn liền với câu chuyện lịch sử hào hùng, bi tráng về nghĩa quân Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đây cũng là nơi quần cư, sinh sống của 3 dân tộc lớn: Thái, Mường và Kinh với những nét đẹp văn hóa riêng biệt. Chính nhờ những yếu tố nổi trội cả về thiên nhiên và con người, trong những năm qua, Lang Chánh đã và đang “chuyển mình” trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá xứ Thanh.

Chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động tại huyện Thường Xuân
Trung tâm xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh Thanh Hóa vừa tổ chức Chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động chào mừng thành tựu 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025) tại huyện Thường Xuân.

Hải Tiến sẵn sàng cho mùa du lịch biển năm 2025
Để đón mùa cao điểm du lịch biển năm 2025, thời điểm này, trên địa bàn Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, các tổ chức đoàn thể đang khẩn trương hoàn tất các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, cảnh quan môi trường biển để phục vụ du khách.

Vang vọng Chí Linh Sơn
Huyện miền núi Lang Chánh không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với đỉnh Pù Rinh hùng vĩ cùng dòng thác Ma Hao tuyệt đẹp, mà còn là vùng đất gắn liền với câu chuyện lịch sử hào hùng về người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đây cũng là nơi quần cư, sinh sống của 3 dân tộc lớn: Thái, Mường và Kinh với những nét đẹp văn hóa riêng biệt. Chính nhờ những yếu tố nổi trội cả về thiên nhiên và con người, những năm qua, Lang Chánh đã và đang "chuyển mình" trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá xứ Thanh.

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm
Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) đánh giá Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam.

Bông hoa của đại ngàn
Những năm gần đây, Thạch Lâm đã trở thành địa chỉ được ghi dấu trên bản đồ du lịch cộng đồng của tỉnh Thanh Hoá. Để có những đổi mới trong cách làm du lịch nhằm thu hút du khách, những người trẻ ở xã Thạch Lâm đóng vai trò tiên phong. Một trong số đó là cô gái Mường Bùi Thị Nga - người mang khát vọng khai phá tiềm năng du lịch cộng đồng, mở ra hướng đi mới cho người dân bản địa. Giữa núi rừng đại ngàn, Nga như bông hoa nhỏ, kiên cường mà rực rỡ vươn lên với khát vọng thoát nghèo.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.