Nhiều trẻ nguy kịch, suy thận vì cha mẹ tin thuốc nam vô hại
Nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng phù nặng, suy thận, phải lọc máu, suy thận giai đoạn cuối... do hậu quả của việc phụ huynh nghe lời truyền miệng, tìm đến các loại thuốc nam để chữa bệnh cho trẻ.
Ngày 16/5, TS.BS Nguyễn Thu Hương, Trưởng khoa Thận-Lọc Máu (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết thời gian qua liên tiếp tiếp nhận trẻ trong tình trạng nặng, nguy kịch vì lạm dụng thuốc nam chữa bệnh.
Trong đó, không ít trẻ mắc bệnh thận nặng, đang điều trị đáp ứng tốt nhưng bố mẹ nghe theo lời truyền miệng, tìm đến thuốc nam để điều trị thay thế tây y vì sợ độc hại. Hậu quả trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, có trẻ tiến triển suy thận giai đoạn cuối.

Nhấn để phóng to ảnh
Viên thuốc bệnh nhi uống trong 2 tuần, dẫn đến phù nề toàn thân, phải nhập viện cấp cứu.
Như trường hợp cháu N.V.T. (12 tuổi, Sóc sơn, Hà Nội). Từ năm lên 7 tuổi, bệnh nhi đã được chẩn đoán chứng thận hư, điều trị 5 năm qua đáp ứng thuốc rất tốt.
Bỗng một ngày gần đây, bố mẹ cháu nghe người hàng xóm mách mua thuốc Nam ở Thái Bình uống là chữa được bệnh. Với hi vọng con khỏi hẳn chứng thận hư, không phải đi điều trị ở bệnh viện định kỳ, bố mẹ lặn lội về Thái Bình cắt thuốc cho con uống.
Tuy nhiên, chỉ khoảng sau 1 tuần dùng loại thuốc này, bé T. bị phù tăng lên nhanh chóng, cháu mệt mỏi. Gia đình đưa con vào viện trong tình trạng rất nặng. Hiện bệnh nhân phải lọc máu do suy thận kèm tình trạng phù nặng không đáp ứng điều trị kèm theo nhiễm trùng (viêm mô tế bào, viêm phúc mạc) do biến chứng của hội chứng thận hư.
Cũng giống trường hợp của cháu T., bệnh nhi N.N.Q (15 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội) được chẩn đoán suy thận mạn từ tháng 4/2020. Bệnh nhi được chỉ định điều trị thận thay thế bằng lọc máu hoặc lọc màng bụng.
Đến khi bệnh nhi được đưa vào cấp cứu trong tình trạng rối loạn điện giải nặng (Kali máu 7,2 mmol/l), thiếu máu nặng, khó thở, nhịp tim chậm, tìm hiểu các bác sĩ mới biết mẹ cho bé ngừng lọc thận 2 tuần nay để dùng thuốc nam.
May mắn, sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Nhi TW điều trị tích cực, hiện tình trạng của trẻ đã ổn định hơn.
Không may mắn như trường hợp cháu Q., bệnh nhi K.T.B.N (5 tuổi, ở Hải Phòng) đã được chẩn đoán hội chứng thận hư kháng thuốc từ lúc 2 tuổi.
Suốt 3 năm chiến đấu với bệnh thận, bệnh nhi tái phát nhiều lần, phải đến viện nhiều lần. Sốt ruột trước tình trạng của con, gia đình nghe người quen mách cho trẻ dùng thuốc Nam, không ngờ bệnh không đỡ còn làm tình trạng suy thận của trẻ tiến triển nặng. Hiện cháu đã phải lọc màng bụng do bệnh suy thận đã tiến triển tới giai đoạn cuối.
BS Nguyễn Thị Kiên, khoa Thận -Lọc Máu cho biết, tình trạng trẻ bị các bệnh lý thận phải nhập viện do cha mẹ ngưng điều trị, tự ý chuyển sang thuốc nam rất phổ biến, gây nên những đe doạ về sức khoẻ cho trẻ, thúc đẩy tiến triển bệnh thận nhanh chóng thành suy thận.
Vì thế, bác sĩ khuyến cáo, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Gia đình cần tìm hiểu những thông tin về thuốc cũng như tình trạng bệnh để tránh làm bệnh nặng lên và có những biến chứng nguy hiểm khi sử dụng thuốc không đúng.
Ngoài ra, bác sĩ cũng lưu ý những dấu hiệu cho thấy bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh lý thận. Người bệnh bị suy thận thường có triệu chứng đau đầu do cao huyết áp, phù mặt hoặc tay chân hoặc bụng hoặc tất cả do ứ nước trong cơ thể, mệt mỏi, đắng miệng, chán ăn, buồn nôn, mờ mắt, đau đầu, giảm tập trung và giảm ham muốn tình dục, chóng mặt, da xanh, móng tay chân và niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu, ngoài ra còn có thể thấy môi thâm, răng xỉn, đau xương và răng, và chảy máu chân răng.
Vì thế, có bất cứ dấu hiệu nào bất thường kể trên, cả trẻ em, người lớn cần đi khám để được chẩn đoán, điều trị. Việc phát hiện sớm suy thận từ giai đoạn 1, 2, bệnh nhân được điều trị nội khoa kéo dài thường vài năm, thậm chí cả chục năm mới tiến triển lên một giai đoạn.
Trong khi đó, nếu sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ định có nguy cơ thúc đẩy nhanh diễn tiến suy thận, khiến người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối, phương pháp điều trị cuối cùng là lọc máu định kỳ và ghép thận.
Hồng Hải/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng
Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh
Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết đang cần thêm 30.000 đơn vị máu, nhất là nhóm máu O để kịp cấp cứu, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong mùa hè.

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh
Ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số ca mắc sởi và COVID-19 đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời các giải pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, đơn vị.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII
Sáng ngày 10/7, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề Giọt hồng an ninh - vì hạnh phúc Nhân dân. Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.

Đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Chiều ngày 9/7, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc, đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại xã Hoằng Lộc. Đây là địa phương đầu tiên Sở Y tế làm việc sau khi chính quyền cấp xã đi vào hoạt động từ 1/7 nhằm nắm bắt các thuận lợi, khó khăn và các vấn đề bất cập, tìm cách tháo gỡ, cải thiện và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.