Nhiều văn bia cổ chưa được bảo vệ, phát huy giá trị
Cùng với hệ thống di tích văn hóa, lịch sử đồ sộ, Thanh Hóa là tỉnh có rất nhiều văn bia cổ. Đây là những di sản quý giá, giúp hậu thế hiểu hơn về các nhân vật, sự kiện lịch sử, đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội… của quê hương, đất nước trong những giai đoạn, thời điểm đã qua. Tuy nhiên, công tác bảo quản, phát huy giá trị các văn bia còn nhiều khó khăn, bất cập.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn tình trạng nhiều văn bia cổ chưa được bảo vệ, phát huy giá trị.
Trong số đó, có những tấm bia thuộc di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia như bia tướng công Lê Thì Hải, Lê Thì Hiến, ở xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn; hệ thống bia ma nhai, thuộc di tích Đền Quan Thánh, phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa…; có những tấm bia do người dân tình cờ phát hiện, không gắn liền với di tích; cũng có những tấm bia thuộc di tích chưa được xếp hạng.
Để những tấm bia cổ thực sự là những cầu nối quá khứ với hiện tại; đồng thời lưu giữ, trao truyền những giá trị nhân văn cao đẹp của cha ông cho các thế hệ tương lai, rất cần các nhà nghiên cứu, các cơ quan chức năng quan tâm, vào cuộc, có những giải pháp thực sự hiệu quả để bảo vệ, phát huy giá trị những văn bia cổ. Tuy nhiên, trong khi nguồn lực từ ngân sách nhà nước dành cho việc trùng tu, tôn tạo di tích còn hạn chế, thì trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ trực tiếp thuộc về dòng họ, cộng đồng dân cư và cấp ủy, chính quyền các địa phương – những nơi đang lưu giữ văn bia cổ.
Hiên ngang đồi Quyết Thắng
Hàm Rồng - một thắng tích nổi tiếng, nơi đây sông núi ruộng đồng, xóm làng, phố xá hòa quyện đan xen, tạo thành cảnh quan kỳ vĩ rất sinh động với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng còn sống mãi với thời gian. Trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nổi bật là 2 chữ “Quyết thắng” trên ngọn núi Cánh Tiên lừng lững, hiên ngang, chứng kiến bao đổi thay của vùng đất Hạc thành.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori
Trong mỗi chuyến hành trình đến với Xứ Thanh, du khách đều có những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn chờ đón. Ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một điểm nghỉ dưỡng với vẻ huyền ảo đầy cuốn hút - đó chính là LAMORI Resort, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.
Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ
Trong những năm qua, Tây Ninh đang vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).
Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ
Cách đây 70 năm, trên chuyến tàu tập kết ra Bắc, đồng bào miền Nam đã gửi tặng Bác Hồ những kỉ vật thiêng liêng chứa dựng niềm kính yêu dành cho Người. Những món quà ý nghĩa ấy đã được Bác trân trọng, nâng niu và gìn giữ với tình cảm tha thiết “Miền Nam yêu quý luôn trong trái tim tôi”.
Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ
Bắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đầu mở cửa.
Du lịch Ninh Bình cán đích sớm với trên 7,6 triệu lượt khách
Chỉ trong 10 tháng, tỉnh Ninh Bình đã đón trên 7,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 30,86% so với cùng kỳ và bằng 102,4% so với kế hoạch năm 2024.
Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu mới đây nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế.
Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương và đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể còn mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho các địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.