Nhịn tiểu gây hại như thế nào?
Lâu ngày, việc nhịn tiểu có thể gây hại đáng kể cho bàng quang.

Nước tiểu đi ra khỏi cơ thể như thế nào?
Xung quanh bàng quang có một số cơ quan tạo nên hệ tiết niệu, bao gồm hai quả thận, hai niệu quản, hai cơ vòng niệu đạo, và một niệu đạo. Nước tiểu từ thận nhỏ giọt xuống hai ống cơ được gọi là niệu quản. Niệu quản có trách nhiệm dẫn nước tiểu xuống bàng quang.
Cơ bức niệu - là tổ chức thành của bàng quang - làm giãn bàng quang, cho phép nó phình ra như một quả bóng. Vì vậy, khi bàng quang đầy, cơ bức niệu co lại, và cơ vòng niệu đạo trong mở ra một cách tự động và không tự chủ để nước tiểu thoát ra.
Thông thường, chúng ta sẽ đi tiểu ít nhất 4-6 lần một ngày, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cố nín không đi tiểu?
Nhịn tiểu có tác hại gì?
Khi nước tiểu vào niệu đạo, nó bị cơ vòng niệu đạo ngoài chặn lại, tương tự như một vòi nước. Khi nhịn tiểu, chúng ta giữ cho cơ vòng đóng; chúng ta sẽ chủ động mở “cửa xả lũ” khi đi tiểu. Các thụ thể căng giãn trong các lớp của cơ bức niệu gửi tín hiệu theo dây thần kinh đến vùng cùng cụt của tủy sống, khởi động tín hiệu phản xạ đi ngược trở lại bàng quang. Điều này làm tăng áp lực của bàng quang, vì vậy chúng ta biết nó đã đầy, khiến cơ vòng niệu đạo trong đồng thời mở ra, được gọi là phản xạ tiểu tiện.
Não có thể cho biết đã đến thời điểm thích hợp để đi tiểu hay chưa bằng cách gửi một tín hiệu khác để co cơ vòng niệu đạo ngoài. Chúng ta sẽ cảm thẩy mót tiểu khi có khoảng 150 đến 200 ml nước tiểu trong bàng quang; 400-500 ml sẽ khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Mặc dù bàng quang có thể giãn ra được; trên 1.000 ml nó có thể bị vỡ.
Trong trường hợp hiếm gặp, bàng quang có thể vỡ đòi hỏi phải phẫu thuật. Tuy nhiên, trong các tình huống bình thường, quyết định đi tiểu sẽ ngừng tín hiệu của não đến cơ vòng niệu đạo ngoài, khiến nó giãn ra, và bàng quang xả hết nước tiểu.
Nhịn tiểu quá lâu, bắt nước tiểu ra quá nhanh, hay đi tiểu mà không có hỗ trợ thể chất thích hợp (ví dụ, ngồi xổm), có thể dần dần khiến các cơ đáy chậu bị yếu hoặc phải làm việc quá sức. Điều này có thể dẫn đến vùng đáy chậu tăng hoạt động, đau bàng quang, tiểu gấp hoặc tiểu không tự chủ.
Cẩm Tú/Dân trí
TheoMedical Daily
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng
Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh
Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết đang cần thêm 30.000 đơn vị máu, nhất là nhóm máu O để kịp cấp cứu, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong mùa hè.

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh
Ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số ca mắc sởi và COVID-19 đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời các giải pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, đơn vị.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII
Sáng ngày 10/7, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề Giọt hồng an ninh - vì hạnh phúc Nhân dân. Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.

Đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Chiều ngày 9/7, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc, đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại xã Hoằng Lộc. Đây là địa phương đầu tiên Sở Y tế làm việc sau khi chính quyền cấp xã đi vào hoạt động từ 1/7 nhằm nắm bắt các thuận lợi, khó khăn và các vấn đề bất cập, tìm cách tháo gỡ, cải thiện và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.