Nhớ về Dương Thị Xuân Quý, nữ nhà báo liệt sĩ can trường
Trong chiến thắng vĩ đại về cuộc kháng chiến thần kỳ của lịch sử dân tộc có sự đóng góp của nữ nhà báo liệt sĩ quả cảm và can trường Dương Thị Xuân Quý. Những ngày tháng 7 ý nghĩa này, chúng tôi lại nhớ về nữ nhà báo ấy, người đã hy sinh vì đất nước và dân tộc.
Sinh ra trong một dòng tộc trí thức, nghệ sĩ yêu nước chống thực dân Pháp. Ông nội là cụ Dương Trọng Phổ, từ rất sớm đã vận động cho Đông Kinh Nghĩa Thục, bị thực dân Pháp đày ra Côn Lôn. Cha là ông Dương Tụ Quán là một nhà giáo sau chuyển sang làm báo, chủ trương tờ Văn Học tạp chí, rồi tạp chí Tri Tân. Bác ruột là ông cử Dương Bá Trạc vừa tham gia tích cực trong Đông Kinh Nghĩa Thục vừa viết báo viết văn. Sau khi đàn áp Đông Kinh Nghĩa Thục, thực dân Pháp mời ông làm tri huyện nhưng ông từ chối và tiếp tục hoạt động chống Pháp, bị chúng đày ra đảo Côn Lôn. Một người bác ruột nữa của Dương Thị Xuân Quý là nhà nghiên cứu nổi tiếng Dương Quảng Hàm. Hai người anh con bác ruột của chị là các hoạ sĩ Dương Bích Liên, Dương Cẩm Chương.

Nữ nhà báo, liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý.
Có lẽ bởi thế với Dương Thị Xuân Quý, khả năng viết, đam mê báo chí và văn chương như một bản năng. Sau khi tốt nghiệp khoá học của Lớp nghiệp vụ báo chí, chị về làm phóng viên báo Phụ nữ Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1968. Là một phóng viên năng nổ với cá tính mạnh mẽ, Dương Thị Xuân Quý đã có mặt ở nhiều vùng nông thôn miền Bắc. Bảy năm làm phóng viên báo Phụ nữ Việt Nam, Dương Thị Xuân Quý đã viết nhiều bài báo, một số truyện ngắn và bút ký, có những tác phẩm viết ngay tại tuyến lửa khu IV.
Chính bởi sự cứng cỏi, xông xáo, đã định đi đâu để tìm hiểu thực tế thì dù có mưa to, gió lớn cũng đi đó mà khi giặc Mỹ ném bom miền Bắc, Dương Thị Xuân Quý đã có mặt ngay tại các vùng trọng điểm tuyến lửa ở Nghệ An, Hà Tĩnh để viết. Nung nấu nhiệt huyết yêu nước, từ năm 1965, chị đã viết đơn tình nguyện xin vào chiến trường miền Nam. Nhưng nguyện ước phải đến tháng 4/1968 mới trở thành hiện thực. Chị lên đường vượt Trường Sơn vào miền Nam, khi con gái mới 16 tháng tuổi, và chồng chị, nhà thơ Bùi Minh Quốc đã có mặt ở chiến trường từ một năm trước đó.
Trong bức thư gửi gia đình ngày 16/4/1968, chị viết “Ngày mai 17/4/1968, em chuyển sang cùng chiến trường với Quốc. Những ngày qua, em rất khỏe và phấn khởi. Em khỏe đến mức khó hiểu. Chúng em đã đi dưới biển trăng rất tuyệt diệu. Trước khi đi em đã gửi thư cho anh như anh đã dặn. Anh cứ yên tâm về em”. Chị phấn khởi khoe về cuộc sống hạnh phúc đầy mới mẻ, về chiếc máy ảnh mới “Em được phát một chiếc máy ảnh Đức trị giá 1500đ (Một nghìn năm trăm đồng) đẹp và tốt lắm. Em mang theo 5 cuộn phim được phát. (Máy ảnh, em có gửi chiếc hộp của nó về nhà đấy). Chiếc đồng hồ cũ của em em cho cái Bích Ngọc. Em đã mua được đồng hồ nữ Liên Xô rất tốt rồi. Dọc đường nếu túng em sẽ bán đồng hồ đi”.

Lá thư của nhà báo, liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý gửi về cho gia đình ngày 16/4/1968.
Thực tế chiến trường cho thấy nữ nhà báo tỏ ra không thua kém nam giới trên tất cả các mặt trận. Vượt qua những ngày tháng băng rừng lội suối, trong, mưa bom lửa đạn của trường miền Nam khói lửa, Dương Thị Xuân Quý đã viết được truyện ngắn "Hoa rừng" và nhiều bút ký, như: "Tiếng hát trong hang đá", "Gương mặt thách thức" và "Niềm vui thầm lặng".
Tháng 12/1968, có một đợt đi thực tế xuống đồng bằng, Dương Thị Xuân Quý xin về chiến trường Quảng Đà. Những năm tháng này, Quảng Đà là chiến trường ác liệt nhất của khu V nói riêng và của cả miền Nam nói chung. Nói về quyết định của mình, chị đã từng chia sẻ với một người bạn rằng: "Bây giờ đất nước mình đang sống những ngày dữ dội nhất, đang trong cuộc chiến đấu anh dũng nhất. Tao muốn được sống như một người công dân bình thường nhất, nghĩa là “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh...Chỉ có như thế, tao mới hi vọng mình có thể ghi lại một chút gì của thời đại anh hùng mà chúng ta đang sống…”.
Đến chiến trường Quảng Đà, trước cái khốc liệt của chiến tranh, những người con của quê hương cứ đến rồi nằm xuống, chứng kiến những điều đó nhưng với lòng quả cảm của một nhà báo, chị không sợ hãi - như những dòng nhật ký chị đã viết ra vào ngày 15/12/1968: "Lạ thế, biết nguy hiểm nhưng vẫn sẵn sàng lao vào, dù có hy sinh. Đời người ai chả chết. Dĩ nhiên mình có nghĩ đến đau khổ của anh và Ly. Nhưng cái gì cũng qua thôi... Đó là ý nghĩ của mình khi được phân công đi công tác Quảng Đà từ nay đến cuối tháng 3- 1969... Lo, mình lo chứ. Nhưng mình quyết tâm và nghĩ thế này: dù có chết thì cũng như bao người phải chết thôi. Nghĩ vậy, không thấy sợ nữa...".

Nhà báo Dương Thị Xuân Quý cùng đồng đội của mình trên chiến trường.
Đêm 3/3/1969, từ dưới hầm bí mật của vùng đông Duy Xuyên, trong thư gửi nhà văn Chu Cẩm Phong, Dương Thị Xuân Quý viết: “Tôi đang suy nghĩ một cái truyện vừa về Xuyên Hòa... Chuyến này tôi gặp nhiều nguy hiểm nhưng vui kỳ lạ…Địch vừa phục bắn chết bốn đồng chí của mình hôm kia và hôm qua bắn bị thương 2 đồng chí lúc qua đường…Chiều mai tôi sẽ đi Xuyên Châu với anh Tý ít ngày, tranh thủ vào quận Nam Phước. Vào ban đêm được anh à, tôi sẽ tranh thủ viết”.
Nhưng rồi chỉ vài hôm sau, vào đêm ngày 8/3/1969, Dương Thị Xuân Quý anh dũng hy sinh tại thôn Thi Thại, xã Xuyên Tân (nay là Duy Thành), huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trong một trận càn quét ác liệt của giặc Nam Triều Tiên khi chị cùng đồng đội từ dưới hầm bí mật tìm cách thoát ra khỏi vòng càn...
Nhà báo, nhà văn Dương Thị Xuân Quý đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi thanh xuân phơi phới, tài sản quí giá mà chị để lại là những câu chuyện kể về lòng trung thành, về tinh thần bất khuất của một nữ nhà báo kiên trung đã xông mình vào nơi lửa đạn, ghi lại những câu chuyện xúc động nhất của thời chiến. Dương Thị Xuân Quý mất đi nhưng hình ảnh, tâm hồn và tinh thần của chị vẫn còn lại, vẫn sống trong lòng người thân và bạn đọc như một tấm gương sáng về lòng yêu nước, yêu nghề, về sự hi sinh và lòng dũng cảm.
"Em ra đi chẳng để lại gì
Ngoài ánh mắt cười lấp lánh sau hàng mi
Và anh biết khi bất thần trúng đạn
Em đã ra đi với mắt nhìn thanh thản
Bởi được góp mình làm ánh sáng ban mai
Bởi biết mình có mặt ở tương lai..."
(Trích " Bài thơ về hạnh phúc" do nhà thơ Bùi Minh Quốc - chồng nữ nhà báo sáng tác).
Minh Khuê/Công Luận
Đọc thêm

Nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhóm trẻ mầm non tư thục
Theo quy định, nhiệm vụ chính của các nhóm trẻ mầm non tư thục là chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới phương pháp hoạt động, chú trọng hơn vào việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng và phát triển toàn diện cho trẻ.

Hướng dẫn một số biện pháp phòng, chống nắng nóng cho đàn vật nuôi
Để chủ động phòng, chống nắng nóng bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, tạo điều kiện cho chăn nuôi của tỉnh phát triển hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2025; Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đầy đủ các nội dung về công tác phòng chống nắng nóng cho vật nuôi, cụ thể như sau:

19 phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quy định 19 phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025 kèm mã phương thức.

Bước tiến mới của Việt Nam trên Bảng xếp hạng Hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu
Theo Bảng xếp hạng Hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2025 vừa được tổ chức StartupBlink công bố, vị trí của Việt Nam tiếp tục được cải thiện tích cực; đạt xếp hạng thứ 55 trên toàn cầu và thứ 5 tại Đông Nam Á.

Kích cầu du lịch cao điểm hè 2025
Đón đầu làn sóng du lịch hè 2025, ngành du lịch và hàng không Việt Nam đang triển khai đồng loạt nhiều chương trình kích cầu hấp dẫn để thu hút lượng khách tăng trở lại.

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force
Theo báo cáo của Kaspersky, Việt Nam hiện đang dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force, với gần 20 triệu cuộc tấn công trong năm 2024.

Phát động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2025
Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa phát động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2025 trong lĩnh vực công nghệ số. Giải thưởng sẽ nhận bài dự thi đến hết ngày 31/8/2025, chấm giải từ ngày 5/9 - 30/9/2025.

Phấn đấu xây dựng Xuân Liên thành Vườn quốc gia đặc sắc
Với diện tích rừng rộng hơn 25 nghìn ha, trong đó có 23,8 nghìn ha rừng tự nhiên, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên lưu giữ được hệ động thực vật vô cùng phong phú và quý hiếm. Nhờ sự nỗ lực trong công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển rừng gắn với phát triển du lịch, hỗ trợ sinh kế cho người dân Khu bảo tồn Xuân Liên vừa được nâng hạng thành Vườn quốc gia Xuân Liên. Đây là tiền đề quan trọng để tạo nên những bước phát triển mới trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn sự đa dạng sinh học nơi đây.

Công bố công cụ hỗ trợ phát triển tín dụng xanh
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức công bố Sổ tay Hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng – một bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy hệ thống tài chính xanh, bền vững.

Thu 42.600 tỷ đồng thuế kinh doanh online trong 4 tháng
Theo Cục Thuế, 4 tháng đầu năm, số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đạt 42.600 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.