"Như có Bác trong ngày đại thắng" và kỳ tích của nhạc sĩ Phạm Tuyên
Sáng tác "Như có Bác trong ngày đại thắng" trong hai giờ đồng hồ và hai ngày sau trở thành ca khúc được cả nước hát trong ngày thống nhất đất nước năm 1975, Phạm Tuyên được tặng Huân chương Lao động.
Dự đoán trước ngày thống nhất đất nước
Đêm ngày 28/4/1975, sau khi nghe bản tin cuối cùng của đài có tin phi công Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sân Nhất, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tiếng đồng hồ từ 9 giờ 30 phút tối đến 11 giờ, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết xong bài “Như có Bác trong ngày đại thắng”.

Nhấn để phóng to ảnh
Thời khắc lịch sử: Xe tăng của ta húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. (Ảnh tư liệu).

Nhấn để phóng to ảnh
Cả nước tưng bừng trong cờ hoa rực rỡ và giai điệu "Như có Bác Hồ trong ngày vui Đại thắng".
Nhạc sĩ Phạm Tuyên kể lại rằng, sáng hôm sau (ngày 29/4/1975), ông mang bản nhạc lên Đài Phát thanh để thu thì Giám đốc Đài lúc đó là nhà báo Trần Lâm nói: “Bài hay lắm nhưng nếu cho thu bây giờ thì sẽ mang tiếng là “lạc quan tếu”, vì đã thống nhất đâu. Để dành đến ngày chiến thắng Điện Biên Phủ rồi thu vậy”.
“Đến ngày 30/4/1975 thì tin chiến thắng tràn đi khắp nơi. Giám đốc bảo tôi đưa bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” để tốp ca của đoàn ca nhạc thu gấp, phát trong bản tin đặc biệt.
17h, Trung ương công bố tin đại thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam ra toàn thế giới. Đài Phát thanh phát tin xong là mở bài “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Bản thu đó, đoàn ca nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam thể hiện dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Cao Việt Bách.
Tôi chưa bao giờ dự cuộc thu thanh âm nhạc nào mà từ người chỉ huy cho đến người hát đều… khóc. Khóc vì vui sướng!
“Như có Bác trong ngày đại thắng” là cả quá trình tích luỹ cảm xúc từ những năm tháng chiến đấu gian khổ của dân tộc cho đến khi nghe những tin thắng trận liên tiếp báo về vào cuối tháng 4/1975, kết hợp với tình cảm nhớ thương dành cho lãnh tụ luôn ở trong tim.
Tôi cũng như hàng triệu người Việt Nam, có chung cảm xúc hân hoan, tự hào trong ngày toàn thắng, và tôi chỉ là người ghi cảm xúc ấy thành lời hát mà thôi”, ông bồi hồi nhớ lại.

Nhấn để phóng to ảnh
Bản viết tay ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Kỳ tích nhận Huân chương Lao động cho một ca khúc
Theo nhạc sĩ Phạm Tuyên, sức sống của ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” đã vượt ngoài sức tưởng tượng của ông.
Sức lan tỏa của “Như có Bác trong ngày đại thắng” mạnh mẽ tới nỗi không chỉ nhanh chóng được nhân dân cả nước hát mà “bay sang” cả Nhật Bản, Campuchia… được nhiều người yêu Việt Nam hát.
Không chỉ được nhiều người yêu mến, học thuộc, có thời điểm sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên còn được mang ra làm bài học cho môn lịch sử (dạy lịch sử qua bài hát). “Chẳng hạn câu “30 năm dân chủ cộng hòa, kháng chiến đã thành công”. Tại sao lại là “dân chủ cộng hoà”? Học sinh sẽ phải tìm hiểu. Rồi “30 năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông” là tính từ năm nào đến năm nào? Nhờ đó học sinh sẽ biết đó là khoảng thời gian đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước từ năm 1945-1975. Hay, điệp khúc “Việt Nam - Hồ Chí Minh” vì sao lặp lại nhiều lần? Đó là những “từ khoá” để gợi mở học sinh phải tìm hiểu về các giai đoạn của lịch sử”, vị nhạc sĩ vui vẻ cho biết.
Chính vì sức sống, sự lan tỏa mạnh mẽ mà ca khúc này được đề xuất tặng Huân chương. Và 10 năm sau (1985), nhạc sĩ Phạm Tuyên được tặng Huân chương Lao động hạng ba cho “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Đây là điều từ trước đến nay chưa có tiền lệ.

Nhấn để phóng to ảnh
Nhạc sĩ Phạm Tuyên và món quà người bạn Mỹ tặng ông. (Ảnh st)
Nhạc sĩ Phạm Tuyên kể lại kỷ niệm vui: “Vì là lần đầu tiên một nhạc sĩ được trao Huân chương Lao động cho một ca khúc nên ai cũng nghĩ đi kèm sự đặc biệt đó phải là phần thưởng to lắm. Nhưng thực ra, chỉ có giá trị tinh thần thôi. Lúc đó, nhà tôi có nuôi vài con gà trên sân thượng. Để mừng đón huân chương, nhà tôi đã thịt hai con gà đang nuôi trong chuồng làm một bữa miến mời bạn bè đến chung vui. Trong bữa “đại tiệc” đó, nhiều bạn bè, đồng chí đến dự đều ngồi bệt xuống sàn nhà ăn liên hoan! Bữa liên hoan đó thật đơn sơ nhưng vui vẻ và ấm cúng...”
Những “giai thoại” vui xoay quanh “Như có Bác trong ngày đại thắng”
“Đầu năm 2000, tôi đi Cao Bằng dự cuộc họp trên đó, ra dự mít tinh, cuối buổi mọi người hát bài “Như có Bác trong ngày đại thắng” . Tôi hỏi một anh thanh niên đứng cạnh: “Bài này là bài gì?”. Anh thanh niên nói: “Bài này mà bác không biết à? Bài này là bài “Giã bạn”. Cứ kết thúc hội họp, liên hoan vui vẻ là vỗ tay hát”. Tôi hỏi: “ Anh có biết ai sáng tác không?” Anh nói: “ Không biết”. Người đi cùng tôi định giới thiệu nhưng tôi đã ngăn lại. Dù anh thanh niên không nhớ tên bài hát, không nhớ tên tác giả nhưng tôi vẫn rất vui. Đối với tôi, không vì khoe tên tuổi, chức danh mà vui vì tác phẩm vẫn sống trong lòng quần chúng”, nhạc sĩ Phạm Tuyên kể.
Ca khúc lịch sử của Phạm Tuyên còn vang lên ở mọi lúc mọi nơi, từ bóng đá, hội nghị đến liên hoan, hội hè…Trong những ngày cuối tháng 1/2018, khi mà đội tuyển U23 Việt Nam liên tục giành chiến thắng trên sân cỏ tại giải U23 Châu Á, “Như có Bác trong ngày đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên tiếp tục vang lên trên mọi ngả đường, con phố của Việt Nam như khúc khải hoàn cho tinh thần, ý chí, quyết tâm của người dân đất Việt.

Nhấn để phóng to ảnh
Nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ nhiều giai thoại vui xoay quanh ca khúc "biên niên sử" này. (Ảnh: Nguyễn Hằng)
Nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ thêm: “Tôi còn nhớ, trong một sự kiện văn hoá mà tôi được tham gia tại Nhật Bản vào năm 1979, tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi người Nhật lại hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” ở sự kiện này. Tôi hỏi họ: “Tại sao các ông lại hát ca khúc này?” Họ trả lời rằng, dù ca khúc này có hoàn cảnh sáng tác cụ thể nhưng họ vẫn thích hát vì nó thể hiện tinh thần, ý chí của người Việt Nam. Tôi đã rất cảm động khi nghe nói vậy!".
Nguyễn Hằng/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thành Nhà Hồ - giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho muôn đời
Thành nhà Hồ - công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt, chứa đựng biết bao điều bí ẩn và những huyền tích. Không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh, Thành nhà Hồ còn là một trong những đại diện tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và tinh hoa trí tuệ người Việt trên “bản đồ văn hóa” nhân loại. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu chuyện về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời...

Huyện Hoằng Hóa tăng cường quảng bá du lịch qua các nền tảng số
Huyện Hoằng Hóa vừa đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, người dân và du khách.

Thành phố Sầm Sơn đảm bảo an toàn cho du khách.
Đô thị du lịch biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá hấp dẫn du khách không chỉ bởi bãi biển đẹp, cơ sở hạ tầng hiện đại, sản phẩm, dịch vụ đa dạng… mà còn bởi môi trường du lịch ngày càng an toàn, thân thiện. Cấp uỷ, chính quyền, các lực lượng chức năng đã và đang không ngừng nỗ lực vì một Sầm Sơn ngày càng đẹp hơn trong lòng du khách.

Chiều ngang qua phố
Có một mùa hạ rất xanh, trong lành nơi ánh mắt. Đó là những buổi chiều mùa hạ về ngang qua thành phố mà nắng chưa đủ gắt gỏng, và mưa cũng chẳng thể dữ dội, ồn ào… Mỗi con đường, góc phố nơi đây đều mang những nét đẹp rất riêng của chiều tháng 5 yên lành, dịu mát.

Tăng cường quản lý thị trường tại các khu du lịch biển
Thanh Hoá đang bước vào cao điểm mùa du lịch biển 2025, kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, sử dụng các dịch vụ, hàng hoá tại các khu, điểm du lịch tăng cao. Nhằm tạo dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường quản lý thị trường, bình ổn giá, ngăn chặn các hành vi chèo kéo, ép khách.

Các điểm đến tại thành phố thu hút đông đảo du khách dịp nghỉ lễ
Trong 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm du lịch, vui chơi giải trí tại Thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt là với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá thu hút đông đảo khách những ngày lễ
Ngoài các khu du lịch biển, sinh thái cộng đồng, văn hoá tâm linh và các khu vui chơi giải trí trên toàn tỉnh thì 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đón hơn 10 nghìn khách đến tham quan
Theo thống kê, trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, từ 30/4 đến 2/5, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đã đón khoảng 10.000 lượt khách, trung bình mỗi ngày trên 3000 lượt, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Sáng 2/5, Xá lợi Phật về tới Việt Nam
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung thỉnh từ Ấn Độ vừa về tới sân bay Tân Sơn Nhất sáng 2/5.

Các điểm đến vui chơi, giải trí của Nghi Sơn thu hút du khách dịp nghỉ lễ
Du khách khi đến thị xã Nghi Sơn,, sau khi hòa mình vào nắng gió ở biển Hải Hòa, vi vu Bãi Đông hoang sơ còn được khám phá nhiều trải nghiệm thú vị với các khu, điểm du lịch có các loại hình vui chơi, giải trí hấp dẫn. Trong ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ, thời thiết nắng nhẹ, đây là yếu tố rất thuận lợi để các điểm đến này thu hút đông đảo du khách.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.