Như Xuân: Giá mủ cao su tăng, người trồng cao su phấn khởi
Từ đầu năm nay giá mủ cao su tăng. Người trồng cao su trên địa bàn huyện Như Xuân phấn khởi quay trở lại tập trung chăm sóc và thu hoạch mủ sau một thời gian dài khai thác cầm chừng hoặc dừng khai thác do giá mủ cao su xuống thấp.
Gia đình anh Dương Văn Lương ở thôn 7 xã Xuân Bình, huyện Như Xuân có 4 ha cao su đang ở thời kì thu hoạch mủ. Từ đầu năm đến nay, giá mủ cao su mua tại vườn có giá giao động từ 18 - 22 nghìn đồng 1 kg, cao hơn 8 -10 nghìn đồng 1kg so với cùng kì năm ngoái. Với giá bán như hiện nay, 4 ha cao su của gia đình anh Lương sẽ thu trên 10 tấn mủ trị giá trên 200 triệu đồng.


Anh Dương Văn Lương, Thôn 7, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Anh Dương Văn Lương, Thôn 7, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Bà con làm cao su rất phấn khởi, bình quân 1 ha làm cao su của người mang lại thu nhập tháng 7-9 triệu. So với cùng kì năm ngoái tăng gần gấp đôi, thu đến đâu thương lái đến mua gọn. Cuộc sống người trồng cao su ổn định hơn".
Trong những năm qua khi giá cao su xuống thấp, nhiều hộ gia đình không mặn mà chăm sóc và khai thác, huyện Như Xuân đã tập trung chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân khắc phục khó khăn giữ diện tích cao su, không chặt bỏ chuyển sang trồng cây khác.

Như Xuân hiện có trên 2579 ha cây cao su đang cho thu hoạch mủ. Với giá bán từ 18- 22 nghìn đồng 1kg mủ tươi như hiện nay thì mỗi ha cao su khai thác tích cực sẽ cho doanh thu từ 75-80 triệu đồng 1 ha.


Ông Ngô Hải Nam, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Bình, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Ngô Hải Nam, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Bình, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Bà con trồng cao su rất phấn khởi, với giá cao su hiện tại rơi vào khoảng 20 - 22 ngàn 1 kg. Địa phương sẽ chỉ đạo cho bà con tập trung chăm sóc bón phân đảm bảo duy trì điện tích đang khai thác, đối với diện tích đã hết thời gian khai thác có thể trồng lại mới".
Ông Nguyễn Minh Hải, Phó chủ tịch UBND xã Bãi Trành, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Không biết giá cao su tăng có giữ được lâu dài hay không, trước mắt nhân dân rất phấn khởi. Xã tuyên truyền vận động nhân dân cây cao su là loại cây chủ lực đảm bảo cho cho phát triển kinh tế. Hiện nay trên địa bàn có 380 ha đang khai thác, dự kiến bình quân cho thu nhập từ 70-100 triệu đồng 1 năm".

Trong thời gian tới, huyện Như Xuân tiếp tục chỉ đạo các hộ trồng cao su chăm sóc, khai thác đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả lâu dài của cây công nghiệp này.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.