Như Xuân: Nhiều kết quả tích cực sau nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện
Với tinh thần “Đoàn kết - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển”, Đại hội Đảng bộ huyện Như Xuân lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đặt mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2025 đưa Như Xuân trở thành một trong những huyện dẫn đầu khu vực miền núi của tỉnh". Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, Ban Thường vụ Huyện ủy xác định, để có bước tăng trưởng rõ nét thì việc lựa chọn thực hiện các chương trình trọng tâm, khâu đột phá là rất quan trọng. Bởi vậy, Như Xuân đã lựa chọn Chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là một trong 2 chương trình trọng tâm. Với sự khẩn trương, nghiêm túc trong triển khai nghị quyết, với các đề án, kế hoạch khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, huyện Như Xuân đã đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện các khâu đột phá và các chỉ tiêu, nghị quyết về kinh tế xã hội giai đoạn 2020-2025.
Thực hiện chương trình trọng tâm tái cơ cấu nông nghiệp, Ban cán sự Đảng UBND huyện như Xuân đã chỉ đạo xây dựng và ban hành các đề án, kế hoạch cụ thể như : Đề án phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng 6 Thanh; kế hoạch trồng chè; xây dựng vườn mẫu, xây dựng sản phẩm OCOP... Trên xơ sở các kế hoạch này, Như Xuân đã khuyến khích, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tích tụ, tập trung đất đai, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với liên kết, bao tiêu sản phẩm.
Với điều kiện của một huyện miền núi, Như Xuân tập trung chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, quy hoạch, định hướng để phát triển các vùng trồng cây ăn quả, trồng chè và cây gai xanh trên địa bàn. Đến nay, huyện như Xuân đã tích tụ được hơn 2.300 ha đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, tăng hơn 1.500 ha so với năm 2020, vượt mục tiêu Nghị quyết. Toàn huyện có hơn 1.300 ha cây ăn quả, trong đó có 5 vùng trồng cây ăn quả tập trung.
Bà Nguyễn Thị Châu, Thôn Hồ, xã Bãi Trành, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong khi làm vườn cũng được chính quyền địa phương cho đi tập huấn, được chỉ dẫn cho chăn nuôi, trồng cây ăn quả. Giờ cho thu nhập ổn định".
Trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có tiềm năng, huyện Như Xuân đã hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị xây dựng phương án sản xuất- kinh doanh, thay đổi hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã để phát triển các sản phẩm OCOP.
Trong đó, huyện ưu tiên mở rộng quy mô đất đai cho các đơn vị sản xuất; hỗ trợ kinh phí làm nhãn mác, bao bì sản phẩm với mức 30 triệu đồng cho 1 sản phẩm. Đến nay, toàn huyện có 15 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, dẫn đầu các huyện miền núi. Dự kiến cuối năm 2023, Như Xuân sẽ có thêm 3 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao.
Mắc ca là một trong những cây trồng được người dân trên địa bàn huyện Như Xuân đưa vào trồng trong quá trình chuyển đổi cây trồng, đến nay đang khẳng định được hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao. Toàn huyện hiện có 44,5 ha cây mắc ca, trong đó 15 ha đang cho thu hoạch. Sau một thời gian xây dựng, sản phẩm hạt mắcca của Hợp tác xã đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Theo tính toán của người dân, măcca cho thu hoạch từ 1,8 đến 2 tấn quả mỗi năm, giá trị thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng.
Chị Phạm Thị Thu, Hợp tác xã Mắc ca Thành Phát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Được sự quan tâm của huyện, tháng 8 năm 2023 chúng tôi đã được sản phẩm OCOP 3 sao. Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng sản lượng và diện tích cây mắc ca để đăng ký thêm sản phẩm OCOP 4 sao".
Luôn xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, lâu dài, là giải pháp quan trọng để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, huyện Như Xuân đã ban hành các nghị quyết chuyên đề, các văn bản cơ chế khuyến khích các địa phương triển khai thực hiện. Đến nay toàn huyện có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 62,5% mục tiêu nghị quyết; 54 thôn đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 81,8% nghị quyết; 2 thôn đạt nông thôn mới kiểu mẫu, đạt 100% nghị quyết.
Sau khi về đích nông thôn mới, xã Bãi Trành, huyện Như Xuân đang tiếp tục nâng cao chất lượng, cũng như hoàn thành các tiêu chí, phấn đấu được công nhận xã nông thôn mới nâng cao. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu; tập trung chỉ đạo các chi bộ thôn, lựa chọn các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để triển khai thực hiện.
Đảng bộ lấy ngày thứ 3, thứ 5 và chủ nhật là ngày xây dựng nông thôn mới, phân công cán bộ, công chức xuống hỗ trợ, giúp đỡ các thôn triển khai thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí. Đồng thời, chủ động lồng ghép các nguồn lực, tạo cơ chế, chính sách để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới và phát triển sản xuất. Nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, trong 6 tháng năm 2023, xã Bãi Trành đã huy động hơn 103 tỷ đồng, Nhân dân hiến 860m2 đất, hàng nghìn cây cối hoa màu và vật kiến trúc để xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Ông Đỗ Tất Hùng, Chủ tịch UBND xã Bãi Trành, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Bãi Trành đạt 16/19 tiêu chí. Qua công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhiệt tình ủng hộ tạo phong trào ngày càng lan rộng. Để thực hiện, trước tiên phải cụ thể, rõ việc, phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí".
Huyện Như Xuân có các tuyến đường trọng điểm đi qua địa bàn huyện như đường Hồ Chí Minh, đường Nghi Sơn - Bãi Trành. Xác định đây là thuận lợi, Ban Thường vụ Huyện ủy Như Xuân đã chỉ đạo đẩy mạnh cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư; đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp.
UBND huyện Như Xuân đã tập trung cải cách hành chính, thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện. Sau gần 3 năm thực hiện, tổng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội lũy kế giai đoạn 2021-2023 đạt hơn 3.700 tỷ đồng, đạt 75,2% mục tiêu nghị quyết. Huyện đã thu hút được 15 dự án với tổng số vốn đăng ký hơn 2.100 tỷ đồng.
Ông Đinh Huy Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện, bám sát vào mục tiêu của Nghị quyết, cấp ủy chính quyền tập trung vào nhiệm vụ tái cơ cấu cây trồng. Xã tập trung vào 2 cây trồng chính là cây ăn quả và cây chè. Đối với cây chè, phối hợp với công ty Phương Đông chuyển đổi diện tích chè cũ được 25 ha".
Trong nửa nhiệm kỳ qua, huyện Như Xuân có 7/27 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Dự báo đến cuối nhiệm kỳ sẽ có 25/27 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Đại hội.
Trong đó nổi bật là: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021-2023 là 8,91%, đạt 55,6% chỉ tiêu Nghị quyết. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người đạt 40,12 triệu đồng. Đặc biệt, huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Tỷ lệ giảm nghèo trung bình hằng năm giai đoạn 2021-2022 giảm 3,1%, vượt 0,1% mục tiêu nghị quyết, là huyện đầu tiên của tỉnh và trong 8 huyện đầu tiên của cả nước thoát khỏi huyện nghèo 30a.
Ông Lê Văn Thuận, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Huyện tập trung vào hai nhiệm vụ trọng tâm đó là xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo nhanh bền vững. Bên cạnh đó, hai khâu đột phá là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cũng như đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay".
Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Như Xuân đang tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong toàn đảng bộ; tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025, với quyết tâm xây dựng Như Xuân trở thành một trong những huyện dẫn đầu khu vực miền núi của tỉnh.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.