Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường
Ngày 14/11 là Ngày Thế giới phòng, chống bệnh đái tháo đường. Đây là bệnh đang trở nên phố biến trên toàn cầu với số lượng bệnh nhân ngày càng gia tăng. Đáng lo ngại, người bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt đường huyết sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tại Việt Nam, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trong số các bệnh không lây nhiễm.
Các chuyên gia y tế cho biết, biến chứng nguy hiểm và tốn kém nhất của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường hiện nay chính là suy thận.

Trong số hơn 500 bệnh nhân suy thận đang phải chạy thận nhân tạo chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, có tới hơn 10% bệnh nhân bị biến chứng từ bệnh đái tháo đường. Điều đó cho thấy, kiến thức cơ bản về những nguyên tắc để phòng tránh nguy cơ bị biến chứng về thận của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thực sự cần thiết đối với nhiều người.
Thạc sỹ, Bác sỹ Trịnh Ngọc Cảnh, Phó Trưởng khoa Xương khớp – Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Tại Thanh Hóa, tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường đã tăng gấp đôi từ 3,8% (năm 2015) lên gần 8% (năm 2022). Đáng lo ngại, có tới trên 80% bệnh nhân phát hiện bệnh đái tháo đường khi đã có biến chứng.

Bệnh đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa được chia làm 2 type. Đối với đái tháo đường type 1, khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện lâm sàng rầm rộ như: đi tiểu nhiều và uống nhiều nước. Tuy nhiên, đái tháo đường type 2, các triệu chứng lại diễn tiến âm thầm trong thời gian dài. Đối với đái tháo đường type 2, các biểu hiện của bệnh giai đoạn đầu rất khó xác định do không điển hình và dễ nhầm lẫn với triệu chứng các bệnh khác. Do đó, bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 rất dễ bị biến chứng.
Bác sỹ nội trú Nguyễn Thị Mai, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa
Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế, để phòng bệnh, mỗi người dân cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh: ăn giảm muối, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, nước có ga, chất kích thích như bia, rượu; dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng. Bên cạnh đó, người dân cũng nên xét nghiệm đường huyết tối thiểu 12 tháng 1 lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Số ca mắc sởi gia tăng trở lại
Từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi tại Thanh Hóa có xu hướng tăng so với đầu năm. Ngành y tế khuyến cáo, nếu không đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và tri ân các anh hùng đã chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc, sáng ngày 17/4, Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm tiêm chủng VNVC Thanh Hoá tiêm vaccine phòng cúm miễn phí cho 60 thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai quy định về thực phẩm chức năng
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Văn hóa cơ sở về việc phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người.

Bộ Y tế công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam
Bộ Y tế vừa công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam sau hơn 7 thập kỷ bền bỉ, nỗ lực khám, chữa bệnh mắt hột và đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm này.

Chú trọng Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh
Y tế học đường có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe, thể chất, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, sơ cứu ban đầu cho học sinh. Do vậy, nhiều trường học đã chú trọng công tác y tế trường học, góp phần đảm bảo sức khoẻ và môi trường học tập an toàn cho học sinh.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh sởi đối với nhóm có nguy cơ cao
Hiện nay, bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã có trường hợp tử vong. Để giảm thiểu nguy cơ diễn biến nặng và tử vong liên quan đến bệnh sởi ở nhóm có nguy cơ cao, Cục Phòng bệnh - Bộ Y tế khuyến cáo như sau:

Thực hiện tự chủ - Thúc đẩy chất lượng dịch vụ y tế bệnh viện công lập
Tự chủ bệnh viện là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đổi mới cơ chế hoạt động của bệnh viện công lập phù hợp với bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua, các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh đã chủ động chuyển đổi cơ chế hoạt động, tích cực khai thác nguồn thu hợp pháp, đổi mới cơ chế quản lý tài chính hiệu quả trong đơn vị. Qua đó tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ công có chất lượng cao; từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế, tăng nguồn lực chi cho đầu tư phát triển đơn vị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.