Những bộ phận của tôm nên bỏ khi ăn
Tôm có thể chế biến thành nhiều món ăn, do đó loại hải sản này đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về tôm và hiểu đúng về các bộ phận nên ăn của tôm.
![]() |
Theo ThS. Trương Nhật Khuê Tường, Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, trong 100g tôm chứa 17-20g protein và nhiều vitamin khoáng chất khác như selen, vitamin B12, omega-3, canxi giúp tái tạo năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho xương khớp, tim mạch. Tuy nhiên, đối với thực phẩm giàu dinh dưỡng này không phải bộ phận nào cũng nên ăn.
Đầu tôm
Nhiều người cho rằng đầu tôm rất bổ dưỡng, trong đó mắt tôm giúp sáng mắt, tốt cho não. Nhiều bà nội trợ có thói quen để nguyên đầu tôm hoặc cắt đầu tôm ra giã nấu canh. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm.
"Không nên ăn đầu tôm, nhất là đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, vì nơi đây chứa nhiều ký sinh trùng, kim loại nặng và các chất của đường tiêu hóa gây ảnh hưởng sức khỏe" - bác sĩ Khuê Tường khuyến cáo.
Chỉ đen trên lưng tôm
Đường chỉ đen đậm nằm ngay sát trên lưng tôm thường thấy những con tôm lớn. Đây là đường tiêu hóa chứa dạ dày và đại tràng của chúng.
Theo bác sĩ Tường, thực chất khi nấu tôm chín, đường chỉ này cũng không gây hại. Tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh và thẩm mỹ cho món ăn, người dân nên làm sạch đường chỉ trước khi chế biến.
Vỏ tôm
Nhiều người cho rằng vỏ tôm là nơi chứa nhiều canxi tốt cho xương. Một số bà mẹ thậm chí ép con ăn tôm nguyên vỏ. Tuy nhiên, theo bác sĩ Tường, vỏ tôm không chứa canxi như nhiều người lầm tưởng.
Thành phần chính của vỏ tôm là kitin, một dạng polymer tạo nên vỏ của các loại giáp xác. Ngược lại, việc ăn vỏ tôm, nhất là trẻ nhỏ, dễ gây hóc xương, khó tiêu hóa".
Theo Báo Lao động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh
Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng
Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành
Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.